Tái hiện gương mặt xác ướp "quý bà nghìn tuổi", các nhà khoa học khiến dân mạng sửng sốt về vẻ đẹp phụ nữ xưa, hiện thực có đúng như vậy?
Đây là Hans - chú ngựa từng gây bão lịch sử nhân loại: Biết làm toán, "nói" được tiếng Đức và có một cái kết buồn / 3 ngôi mộ Hoàng đế thần bí nhất lịch sử Trung Quốc: Một cái không dám đào, một cái không biết chỗ đào và một cái không thể đào
Lịch sử cổ đại vẫn luôn là một "kho tàng bí ẩn" thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học, khảo cổ học và nhà nghiên cứu lịch sử. Đôi khi chỉ cần mẩu xương hay dấu vết cổ xưa nào đó khắc trên tảng đá cũng đủ giúp người ta phát hiện ra điều gì đó về cuộc sống của tổ tiên loài người, của những con người từng nổi tiếng lừng lẫy. Cũng nhờ khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc, từ những xác ướp vô hồn được bảo quản từ hàng ngàn năm trước, các nhà khoa học đã tái tạo được khuôn mặt của nhiều nhân vật lịch sử có tiếng tăm.
Năm 2020, các nhà khoa học đã sử dụng những hình ảnh sẵn có kết hợp với những thông tin, tư liệu lịch sử về đặc điểm khuôn mặt của vị nữ hoàng nổi tiếng Ai Cập - Nữ hoàng Tiye (1398 TCN – 1338 TCN), vợ của vua Amenhotep III, mẹ của vua Akhenaten, bà của vua Tutankhamun - để tái hiện lại khuôn mặt của bà lúc sinh thời.
Nữ hoàng Tiye từ lâu đã được mệnh danh là “Elder lady” (quý bà nghìn tuổi) sở hữu vẻ đẹp khó có ai sánh bằng và cuộc sống của bà cũng có nhiều bí ẩn. Khi nhìn thấy hình ảnh tái hiện, nhiều cư dân mạng cũng không khỏi trầm trồ, sửng sốt trước vẻ đẹp ấn tượng của người phụ nữ ấy.
Tuy nhiên, vẫn có một câu hỏi gây tranh cãi là màu da của Nữ hoàng Tiye thực sự có màu nâu hay trắng? Nhưng dù là màu da nào thì các đường nét trên khuôn mặt của người phụ nữ này cũng khiến người ta ấn tượng.
Tất nhiên, đó chỉ là hình ảnh phục dựng theo phỏng đoán của một nhóm các nhà khoa học, còn thực tế Nữ hoàng Tiye có đẹp theo lời đồn đại?
Năm 2011, các chuyên gia nghiên cứu xác ước tuyên bố, trên trán của Nữ hoàng Tiye có một hạt cơm phẳng (mụn cóc). Nó mọc ở giữa hai mắt khiến gương mặt mất thẩm mỹ một chút.
Trong lúc tham quan bảo tàng Cairo, nhà khảo cổ Tây Ban Nha Mercedes González đã phát hiện có dấu hiệu khác thường trên trán của Nữ hoàng Tiye. “Tôi đã lấy một tấm ảnh có độ phân giải cao về khuôn mặt của Nữ hoàng Tiye, trên trán của bà ấy có lẽ là có một hạt mụn cóc”, Mercedes González cho hay.
Có thể nguyên nhân gây nên mụn cóc hay còn gọi là u nhỏ tăng sản lành tính là do virus Papilloma (HPV), một loại virus thường xuất hiện trên mặt. Tuy vậy, loại bệnh về da do virus này gây ra lại khá hiếm gặp trên các xác ướp Ai Cập cổ đại và phát hiện này là trường hợp duy nhất từ trước tới nay.
Tại Đại học Zurich (Thụy Sỹ) trưởng phụ trách dự án xác ướp Frank Rühli cho biết “vật thể lạ” trên trán của Nữ hoàng có thể là một hạt mụn cóc hoặc là u xơ. Các nhà nghiên cứu rất hứng thú trong việc tiến hành kiểm tra lại ADN. Tuy nhiên, ý kiến của chuyên gia Ai Cập học tại Cairo, Salima Ikram, thì trái ngược. Ông cho rằng có thể cái nốt này được hình thành sau khi ướp xác.
Xác ướp của bà được tìm thấy thông qua giám định ADN vào tháng 2 năm 2010. Bà là con gái của Yuya và Thuya và trở thành vợ của pharaoh Amenhotep III, mẹ của pharaoh Akhenaten.
Nữ hoàng Tiye là một trong những người đàn bà huyền bí nhất trong lịch sử Ai Cập. Bà luôn nhận được sự yêu thương hết mực từ chồng là Vua pharaoh Amenhotep III. Vị vua này từng miêu tả vợ mình là người phụ nữ thanh lịch và ngọt ngào nhất trên đời, cả triều đình và dân chúng đều bị vẻ đẹp của bà chinh phục.
Trong suốt 38 năm trị vì của pharaoh Amenhotep III, bà cũng là người đàn bà có thế lực nhất. Trong các tác phẩm điêu khắc còn sót lại, Nữ hoàng Tiye và pharaoh Amenhotep III được khắc họa trong tư thế ngồi bình đẳng, điều đó cũng thể hiện tình cảm yêu thương, sự tôn trọng của pharaoh Amenhotep III đối với vợ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán