Khám phá

Tại sao bức tượng nữ đấu sĩ La Mã cổ đại lại có tư thế kì lạ?

Nữ đấu sĩ vốn là hình ảnh vô cùng hiếm hoi trong đế chế La Mã xưa kia. Tuy nhiên, kết quả rút ra từ nghiên cứu trên một bức tượng nằm tại Bảo tàng Đức cho thấy vào thời kỳ này, việc đào tạo phụ nữ trở thành chiến binh trong các đấu trường cổ đại diễn ra khá phổ biến.

Rợn tóc gáy nghe “chuyện ấy” của các hoàng đế La Mã / Sở thích bệnh hoạn của hoàng đế La Mã

Bức tượng bằng đồng có niên đại khoảng 2000 năm tuổi với hình ảnh một người phụ nữ ngực trần chỉ có mảnh vải nhỏ quấn quanh hông, tay trái cầm vật giống như lưỡi hái trong tư thế vung cao, chuyên gia Alfonso Manas đến từ Đại học Granada (Tây Ban Nha) cho biết.

Bức tượng nữ đấu sĩ La Mã cổ đại với tư thế kỳ lạ.
Bức tượng nữ đấu sĩ La Mã cổ đại với tư thế kỳ lạ. (Ảnh: Alfonso Manas)

Manas tin rằng vật đó chính là thanh kiếm Sica - loại kiếm cong và ngắn mà các đấu sĩ Thrace hay sử dụng. Khi chiến đấu, đấu sĩ Thrace thường đội mũ giáp gắn lông vũ, tay cầm tấm khiên nhỏ, ống chân được bảo vệ bởi chiếc giáp che bằng kim loại gọi là “greave”. Phần lưng không được che chắn của họ sẽ là mục tiêu mà Sica nhắm vào.

Tuy nhiên, trước đó, không ít học giả khẳng định lưỡi hái hình cong này là “strigil”, loại dụng cụ mà người La Mã dùng để làm sạch cơ thể khi tắm.

“Vậy cứ cho là cô gái ấy đang tắm thì việc giơ cao nó trong khi mặt hướng xuống đất hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả”, Manas nói. Hơn nữa, “một miếng vải quấn quanh khu vực “nhạy cảm” là khá vô lý vì nếu tắm, cô sẽ phải trút bỏ toàn bộ trang phục”.

Trong khi đó, việc cúi đầu xuống và vung cánh tay lên giống như tư thế của bức tượng lại được biết đến là hành động ăn mừng chiến thắng điển hình của các đấu sĩ trong nghệ thuật La Mã cổ đại. Kết thúc cuộc đấu, người chiến thắng sẽ bỏ chiếc mũ giáp ra để mọi người có thể nhìn thấy khuôn mặt của họ, theo Manas.

Đặc biệt hơn, một quy tắc trong cuộc chiến là những đấu sĩ (bất kể nam hay nữ) đều phải để ngực trần. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, bộ ngực trần của các nữ chiến binh sẽ là công cụ khiêu dâm hiệu quả đối với khán giả, Manas viết trong Tạp chí Quốc tế về Lịch sử thể thao.

Mặc dù những cuộc đấu kỳ lạ này từng không ít lần được nhắc đến trong nhiều tài liệu về thế giới La Mã cổ đại nhưng hình ảnh cụ thể của nó thì vẫn vô cùng ít.

Theo Đất Việt/Nationalgeographic
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm