Tại sao các Hoàng đế Trung Hoa thường trọng dụng cậu ruột hơn chú ruột?
Địch Nhân Kiệt thuyết phục Võ Tắc Thiên từ bỏ 'nam sủng', nữ đế cho xem 2 thứ kỳ lạ, tể tướng bái phục / Vì sao Hoàng đế lại cho 'xóa sổ' mọi cây xanh trong trung tâm Tử Cấm Thành?
Hoàng thúc và hoàng đế thuộc cùng một dòng tộc vì vậy họ có mối quan hệ thân thiết hơn so với Quốc cữu nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Những vị hoàng đế trong lịch sử dường như sẵn sàng để các Quốc cữu của mình hỗ trợ các công việc triều chính nhiều hơn. Rốt cuộc là vì lý do gì?
Ảnh minh họa
Hoàng thúc - mối nguy cho ngai vàng
Không giống như Quốc cữu, Hoàng thúc và hoàng đế cùng họ, đều mang trong mình dòng máu Hoàng tộc. Trong xã hội truyền thống Trung Quốc, huyết thống là rất quan trọng và luôn được xem trọng.
Ở góc độ khác, Hoàng thúc có tính hợp pháp để thừa kế ngai vàng theo huyết thống, nghĩa là, nếu người Hoàng thúc nổi loạn và giành được ngai vàng, thì nó có tính hợp pháp cao hơn Quốc cữu. Và do đó dễ dàng nhận được sự chấp thuận của các bá quan và người dân. Vì vậy, đối với hoàng đế, mối đe dọa tiềm tàng của Hoàng thúc đối với ngai vàng lớn hơn rất nhiều so với Quốc cữu.
Ảnh hưởng từ mẫu thân
Xã hội phong kiến truyền thống Trung Quốc là xã hội tập trung, mọi quyền lực đều tập trung vào tay hoàng đế và không có quá nhiều thời gian để dành cho các Hoàng tử. Ngoài ra, mỗi hoàng đế có quá nhiều cung tần mĩ nữ cũng như các con và không có thời gian để chăm sóc từng đứa trẻ. Vì vậy, những vị hoàng tử này thường rất ít gặp và tiếp xúc với Phụ hoàng. Nói một cách tương đối, các hoàng tử ở bên mẫu thân nhiều hơn.
Trong các cuộc tranh đấu hậu cung, các vị hậu phi sẽ dựa vào gia đình bên ngoại, sẽ đặt niềm tin vào anh em ruột của họ. Mỗi một vị Hoàng đế mới lên ngôi, các thế lực bên ngoại đứng sau Thái hậu sẽ có đóng góp đến thực quyền của Hoàng đế đó.
Hơn nữa, để củng cố địa vị trong hậu cung và củng cố quyền lực của gia tộc trong triều đình, thái hậu nhất định sẽ nói những lời tốt đẹp dành cho đệ đệ/ca ca của mình trước mặt hoàng đế. Và chính những điều này sẽ ảnh hưởng đến sự ưu ái của hoàng đế cho quốc cữu.
Cân bằng quyền lực
Chính vì hoàng đế toàn quyền và có địa vị cao nên ai cũng thèm muốn ngai vàng. Chúng ta thường nói rằng "ham muốn khó thỏa mãn", có nghĩa là ham muốn của con người khó được thỏa mãn, và quyền lực có thể thỏa mãn những ham muốn khác nhau của con người.
Vì vậy, để bảo vệ ngai vàng của mình, hoàng đế phải học cách kiểm tra và cân bằng quyền lực của tất cả các bên, để các thế lực khác nhau trong triều đình luôn ở trạng thái kiềm chế và cân bằng lẫn nhau. Vì vậy, trọng dụng quốc cữu là cách hữu hiệu nhất để hoàng đế Trung Hoa kiểm tra và cân bằng quyền lực của tất cả các bên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'