Khám phá

Tại sao Càn Long sủng ái Lệnh Ý Hoàng quý phi nhất?

Cho tới nay có nhiều lý giải cho việc Lệnh Ý Hoàng quý phi được Càn Long, ông vua nổi tiếng đa tình, sủng ái.

Mối tình "tiền kiếp luân hồi" của tiến sĩ và mỹ nhân huyền bí nhất Việt Nam / Ngỡ ngàng trước lời tiên tri cực chuẩn về vận mệnh thế giới từ 100 năm trước

Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu (23/10/1727 - 28/2/1775), còn được biết đến dưới danh hiệu Lệnh Ý Hoàng quý phi, là một phi tần của Hoàng đế Càn Long, đồng thời cũng là sinh mẫu của Gia Khánh Đế.

Bà được coi là một trong những người phụ nữ được Càn Long Đế yêu thương và sủng ái nhất. Cho tới nay có nhiều lý giải cho việc Lệnh Ý Hoàng Quý phi được Càn Long, ông vua nổi tiếng háo sắc, đa tình, sủng ái.

Nhan sắc tuyệt trần

Theo sử sách, Lệnh Ý Hoàng Quý phi sở hữu nhan sắc đẹp tuyệt trần. Vẻ đẹp của bà được ví giống như một bức tranh thủy mặc, sâu lắng, nhưng lại khiến người khác có cảm giác thoải mái, yên bình.

Nhan sắc vạn người mê của Lệnh Ý Hoàng quý phi. Ảnh: Weibo
Nhan sắc vạn người mê của Lệnh Ý Hoàng quý phi. Ảnh: Weibo

Do vậy, khi nhập cung vào năm 18 tuổi, bà nhanh chóng được Hoàng đế để mắt tới, liên tục được sắc phong làm Ngụy Quý nhân,Lệnh tần,Lệnh phi rồi đến Hoàng quý phi.

Tuy nhiên, trong suốt 10 năm kể từ ngày nhập cung, bà lại không thể sinh con. Trong khi đó, theo quan niệm thời Trung Hoa phong kiến, nếu một phụ nữ không thể sinh được con, sẽ bị gia đình, đặc biệt chồng ruồng bỏ, nên địa vị của bà ít nhiều cũng bị ghen ghét, đe dọa.

Tài năng quản lý, lãnh đạo

Mọi chuyện dần thay đổi khi Lệnh phi bước sang tuổi 29, bà lần lượt hạ sinh 4 Hoàng tử và Hai công chúa.Nhiều người nhận định do sinh được nhiều con trai, do đó Lệnh Ý Hoàng quý phi nhận được sự ân sủng của vua.

Cùng lúc, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu đột ngột qua đời, Kế Hoàng hậu - người kế nhiệm sau đó - cũng chẳng mấy chốc thất sủng. Lệnh phi nhanh chóng trở thành phi tần có địa vị cao nhất, được vua ban cho quyền cai quản hậu cung.

Khả năng quản lý hậu cung của bà cũng được đánh giá khá cao.Bà lo chuyện hậu cung giỏi tới mức Vua có thể chuyên tâm, một lòng lo chuyện quốc gia đại sự.

Tâm tính lương thiện, thấu hiểu đạo lý vợ chồng

Đối với Càn Long,Lệnh Ý Hoàng quý phi còn là một người hiểu biết và có tấm lòng bao dung. Kể cả trong thời kỳ Càn Long gặp nhiều khó khăn, bà vẫn luôn ở bên cạnh, tình cảm mặn nồng như những cặp phu thê bình thường khác. Chính sự yêu thương đơn giản, nhưng đầy ấm áp này khiến vua thêm tin tưởng và sủng ái.

Diên Hi công lược là một trong số những tác phẩm tái hiện lại hình ảnh của Lệnh phi. Ảnh: Baidu

Diên Hi công lược là một trong số những tác phẩm tái hiện lại hình ảnh của Lệnh phi. Ảnh: Baidu

Bên cạnh đó, dù biết Càn Long vốn tính phòng lư, tuy nhiên, bà luôn “nhắm mắt làm ngơ”, làm tròn bổn phận của một phi tần.

Bà thực sự là một người phụ nữ tốt bụng và dịu dàng, đối xử công bằng với tất cả mọi người trong cung. Bất kể ai gặp chuyện khó khăn, bà đều cố gắng tìm cách giúp đỡ. Chính sự tính cách dịu dàng này, Càn Long luôn dành sự yêu thương và tôn trọng.

Qua đời

Năm Càn Long thứ 40 (1775), Lệnh phi qua đời tại Cát An sở, hưởng 47 tuổi. Càn Long ngừng triều 5 ngày để tang. Những ngày thực hiện tế lễ, đều do con trai bà Vĩnh Diễm - Gia Khánh sau này cử hành.

Bà là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được hợp táng cùng với Càn Long tại địa cung. Quan tài của bà ở phía bên phải đế quan của vua. Càn Long còn ra lệnh tăng lượng văn vật bồi táng thêm 18 kiện so với đãi ngộ thông thường cho Hoàng quý phi, tổng cộng tới 76 kiện, chỉ kém 1 kiện so với Hoàng hậu.

Sự sủng ái của Càn Long dành cho Lệnh phi được thể hiện cao nhất vào năm Càn Long thứ 60 (1795), khi ông lập con trai của bà là Thập ngũ A Ca lên làm vua, chính là vua Gia Khánh sau này.

Ngày13/10/1795 cùng năm, Thái tử Vĩnh Diễm kế vị, Càn Long trở thành Thái thượng hoàng. Ngày27/10, Gia Khánh cùng nhiều quan thần vào lăng của Hiếu Hiền hoàng hậu tế trước, tuyên cáo sách thụy cho Lệnh Ý Hoàng quý phi làm Hiếu Nghi hoàng hậu.

Theo Sao star
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm