Khám phá

Tại sao có câu thành ngữ 'ướt như chuột lột'?

Nhiều ý kiến cho rằng câu thành ngữ này là 'ướt như chuột lụt'. Câu nói mô tả hiện tượng chuột phải bơi từ các hang ra khi trời mưa nước lụt, trông thảm hại. Người xưa nói chệch thành chuột lột để dễ phát âm.

1. Chuột thuộc loài động vật nào?Có thể bạn quan tâm Chuột là loài gặm nhấm có kích thước nhỏ nhưng sở hữu số lượng cực lớn. Trong đời sống sinh hoạt con người, chuột nhắt nhà và các loài lân cận thường gây hại đến mùa màng, lương thực.

2. Khi chuột trông thấy người, bộ phận nào của chúng sẽ biến mất? Giả thuyết này chỉ do con người truyền miệng. Ở các loài chuột, mật do gan sinh ra sẽ tiết thẳng vào ruột, chứ không tích tụ ở túi mật.

3. Vì sao những loài kích thước lớn chỉ đẻ một con, còn chuột nhắt lại đẻ được nhiều con? Năng lực sinh sản và tốc độ sinh sôi nảy nở do tính di truyền của từng loài sinh vật, không phải do kích thước quyết định. Vi sinh vật nhỏ hơn chuột hàng chục vạn lần, nhưng có tốc độ sinh sản cao hơn gấp bội.

4. Trong câu thành ngữ "ướt như chuột lột", chuột lột là gì? Nhiều ý kiến cho rằng câu thành ngữ này là "ướt như chuột lụt". Câu nói mô tả hiện tượng chuột phải bơi từ các hang ra khi trời mưa nước lụt, trông thảm hại. Người xưa nói chệch thành chuột lột để dễ phát âm.

5. Một năm, chuột cái có thể sinh sản bao nhiêu con? Chuột sinh sản quanh năm. Một con chuột cái có thể đẻ 6-10 lứa/năm, mỗi lứa từ 4-14 chuột con. Tùy vào điều kiện thời tiết, chuột sẽ không sinh nở nếu quá lạnh. Một thai kỳ của chuột nhắt nhà khoảng 21 ngày.

6. Ổ chuột thường xuất hiện ở đâu? Chuột không thích ánh sáng, thường hoạt động vào ban đêm. Chúng thường làm ổ ở những nơi gần nguồn lương thực và gom nhặt từ các vật liệu mềm. Các "gia đình" chuột thường tôn trọng lãnh thổ, nơi sống của nhau.

Theo Phương Hà/Zing
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo