Tại sao con người dễ cáu gắt khi đói?
Bức xạ vũ trụ cản bước con người lên sao Hỏa / NASA: Con người có thể sống trên Mặt Trăng của sao Mộc
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, cácbon hyđrat, protein và chất béo trong mọi thứ bạn ăn được tiêu hóa thành các loại đường đơn giản (chẳng hạn như glucose), amino axit và axit béo tự do. Những chất dinh dưỡng này đi vào máu của bạn, rồi được phân phối tới các cơ nội tạng và mô của bạn cũng như được chuyển hóa thành năng lượng.
Khi thời gian trôi qua sau bữa ăn gần nhất của bạn, lượng chất dinh dưỡng tuần hoàn trong máu của bạn bắt đầu giảm xuống. Nếu lượng đường glucose trong máu của bạn giảm xuống quá mức, bộ não sẽ thấy đây là một tình huống đe dọa tính mạng. Không giống hầu hết các cơ quan nội tạng và mô trong cơ thể bạn, bộ não phụ thuộc rất nhiều vào glucose để thực hiện các chức năng của nó.
Tự bản thân bạn cũng có thể đã nhận thấy sự phụ thuộc của bộ não của mình vào glucose: Những việc đơn giản có thể trở nên khó khăn khi bạn đói và lượng glucose trong máu giảm xuống. Chẳng hạn như, bạn có thể thấy khó tập trung hoặc dễ phạm phải các sai lầm ngớ ngẩn. Hoặc bạn có thể nhận thấy mình đột nhiên bị nói nhịu hoặc lẫn lộn.
Ngoài việc giảm nồng độ glucose trong máu, một nguyên nhân khác khiến mọi người dễ cáu gắt khi đói là phản ứng chống biến động glucose. Cụ thể là, khi lượng glucose trong máu sụt giảm tới một ngưỡng nhất định, bộ não của bạn sẽ gửi các chỉ dẫn tới nhiều cơ quan trong cơ thể để tổng hợp và giải phóng các hoóc môn có tác dụng làm tăng lượng glucose trong máu.
4 hoóc môn chính tham gia vào quá trình chống biến động glucose là: hoóc môn tăng trưởng từ tuyến yên tọa lạc sâu trong bộ não, glucagon từ tuyến tụy, adrenaline (đôi khi gọi là epinephrine) và cortisol đều từ các tuyến thượng thận.
Trong đó, 2 hoóc môn do các tuyến thượng tiết ra là các hoóc môn stress, được giải phóng vào máu trong mọi tình huống căng thẳng, không phải chỉ khi bạn trải nghiệm các căng thẳng về thể chất vì lượng glucose trong máu thấp. Thực tế, adrenaline là một trong các hoóc môn then chốt được giải phóng vào máu khi trong phản ứng "đương đầu hoặc bỏ chạy" trước một nỗi sợ hãi bất chợt, chẳng hạn như khi bạn nghe thấy, nhìn thấy hoặc thậm chí nghĩ về thứ gì đó đe dọa sự an toàn của bạn. Cũng giống như việc bạn có thể dễ dàng la hét giận dữ với ai đó trong phản ứng "đương đầu hoặc bỏ chạy", sự tuôn chảy adrenaline trong phản ứng chống biến động glucose máu có thể thúc đẩy hành vi tương tự.
Thêm một lí do nữa cho việc cơn đói có liên quan đến sự giận dữ là, cả hai đều nằm dưới sự kiểm soát của cùng các gen. Sản phẩm của một gen như vậy là neuropeptide Y, một hóa chất tự nhiên được tiết ra trong bộ não khi bạn đói. Nó kích thích các hành vi phầm ăn thông qua kích hoạt nhiều cảm thụ quan trong bộ não, kể cả một cảm thụ quan có tên gọi Y1.
Ngoài việc hoạt động trong bộ não để kiểm soát con đói, neuropeptide Y và cảm thụ quan Y1 còn điều chỉnh sự giận giữ hoặc gây hấn. Những người sở hữu lượng neuropeptide Y cao trong dịch não tủy của họ cũng có xu hướng dễ nổi xung một cách bốc đồng.
Như vậy, có nhiều cơ chế sinh học có thể khiến bạn dễ nổi cáu khi đói. Các nhà nghiên cứu nhận định, đây chắc chắn là một cơ chế sinh tồn có lợi cho cả con người và những động vật khác. Lí do vì, nếu các sinh vật bị đói vẫn giữ thái độ hòa nhã và để các cá thể khác ăn trước chúng, loài của chúng có thể chết dần chết mòn.
Mặc dù nhiều yếu tố thể chất góp phần dẫn tới sự giận dữ khi đói, nhưng đối với con người, các yếu tố tâm lí xã hội cũng có tác động không nhỏ. Chẳng hạn như, nền văn hóa ảnh hưởng tới việc bạn bộc lộ sự gây hấn bằng lời một cách trực tiếp hay gián tiếp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm