Tại sao Gia Cát Lượng luôn cầm chiếc quạt lông bên người ngay cả khi ra trận? Hóa ra nguồn gốc và bí mật của nó không hề tầm thường
Vì sao phi tần của Càn Long sinh công chúa được thưởng 2 quả dưa chuột lại khiến cả hậu cung ghen tị? / Đây chính là phép thuật Tôn Ngộ Không thường sử dụng nhất: Tới Trư Bát Giới và Sa Tăng cũng thông thạo
Trong nguyên tác "Tam Quốc" hay các bộ phim truyền hình, hay điện ảnh "Tam Quốc diễn nghĩa", chúng ta thường thấy Gia Cát Lượng thường xuyên cầm một chiếc quạt trên tay. Đây là vật bất ly thân của ông dù cả khi ra trận, đến lúc chết cũng không chịu rời xa.
Quạt lông vũ là vật bất ly thân của Gia Cát Lượng dù cả khi ra trận, đến lúc chết cũng không chịu rời xa.
Trong giai đoạn lịch sử từ cuối thời nhà Hán đến các triều đại Ngụy, Tấn, Nam và Bắc triều, chiếc quạt lông vũ đã trở thành hình ảnh quen thuộc được các nhà văn thơ đưa vào các tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy có thể thấy rằng việc Gia Cát Lượng sở hữu một cái quạt là rất bình thường, phổ biến lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, rốt cuộc chiếc quạt này có ý nghĩa gì mà khiến Gia Cát Lượng không thể rời tay, thậm chí mang theo khi nhắm mắt xuôi tay?
Có nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải câu hỏi này:
Giả thuyết thứ nhất cho rằng Gia Cát Lượng sử dụng quạt lông vũ trắng để chắn gió, tránh bụi. Theo đó, ngoài công dụng làm mát, thể hiện khí chất tao nhã của một bậc quân sư, chiếc quạt này được xem là công cụ bảo vệ "thần cơ diệu toán" khỏi lớp cát bụi và gió nơi sa trường.
Chiếc quạt ngoài công dụng làm mát, còn thể hiện khí chất tao nhã của một bậc quân sư hàng đầu nước Thục.
Điểm khác biệt là khi chiếc quạt bình thường này được cầm trên tay Gia Cát Lượng, nó trông tao nhã, tự nhiên có khí chất trường sinh. Khi người bình thường cầm lấy, nó chỉ là một vật dụng gia đình bình thường. Nhưng khi một người tài giỏi như Gia Cát Lượng dùng chiếc quạt lại càng tăng thêm sự uy nghi, nho nhã, uyên bác và khí chất.
Giả thuyết thứ hai cho rằng chiếc quạt có liên quan đến vợ của ông. Tương truyền về chiếc quạt này của Gia Cát Lượng, ngoài truyền thuyết là làm từ đuôi hạc tiên trong chuyện "Gia Cát Lượng bái sư học đạo", dân gian còn có lưu truyền một câu chuyện như thế này: Theo đó thiên kim tiểu thư của Hoàng Thừa Ngạn là một cô gái vô cùng thông minh, tài hoa xuất chúng tên là Hoàng Nguyệt Anh. Hoàng Nguyệt Anh không chỉ vẽ đẹp mà còn có võ nghệ hơn người. Cô từng theo học võ của một danh sư nổi tiếng ở trên một ngọn núi. Lúc đã thành tài xuống núi, vị danh sư này đã tặng cho cô một chiếc quạt lông ngỗng, cùng với hai chữ “Minh” và “Lượng”. Bên trong hai chữ này ẩn giấu nhiều kế sách “công thành lược địa” và “trị quốc an bang”. Đồng thời ông còn dặn dò Hoàng Nguyệt Anh rằng: “Hai chữ này chính là tên của đức lang quân như ý của con!”. Về sau, khi Gia Cát Lượng tới nhà Hoàng Nguyệt Anh cầu hôn, cô liền đem chiếc quạt lông vũ này ra xem như lễ vật tặng lại cho Gia Cát Lượng.
Chiếc quạt được cho là vật mà vợ của Gia Cát Lượng tặng ông.
Hoàng Nguyệt Anh hỏi Gia Cát Lượng: “Gia Cát tiên sinh, ngài có biết dụng ý của tôi khi tặng ngài chiếc quạt này không?”. Gia Cát Lượng trả lời: “Là lễ thì nhẹ nhưng nghĩa tình thì nặng có đúng không?”. Hoàng Nguyệt Anh lại nói: “Còn có nghĩa thứ hai nữa?”. Gia Cát Lượng suy nghĩ mãi mà vẫn không ra được ý nghĩa thứ hai này, nên Hoàng Nguyệt Anh lại nói: “Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện rằng khi ngài nói tới Tào Tháo và Tôn Quyền thì chân mày lại hiện rõ ưu tư, lo lắng. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt những lúc như vậy”.
Với trí thông minh của mình, Hoàng Nguyệt Anh biết rõ, đại trượng phu lúc làm việc lớn phải giữ tâm thái bình thản, không thể để tình cảm làm dao động, xử trí sự việc theo cảm xúc và lại càng không để người khác phát hiện ra. Như vậy sẽ bị khinh thường mà việc lớn không thành. Sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh, Gia Cát Lượng yêu chiếc quạt lông vũ như viên ngọc quý, lúc nào cũng cầm trên tay như hình với bóng.
Gia Cát Lượng trân quý chiếc quạt không chỉ thể hiện ra tình cảm chân thành tha thiết, không thay đổi giữa hai vợ chồng ông mà còn để vận dụng thành thục mưu lược được ẩn giấu trên chiếc quạt này theo một truyền thuyết khác. Cho nên bất kể xuân hạ thu đông, chiếc quạt này luôn ở trên tay của Gia Cát Lượng mà không rời xa.
Một số giả thuyết cho rằng việc Gia Cát Lượng luôn cầm quạt là để sử dụng cho việc chỉ huy quân đội tác chiến.
Giả thuyết thứ ba cho rằng việc Gia Cát Lượng luôn cầm quạt là để sử dụng cho việc chỉ huy quân đội tác chiến. Căn cứ theo ghi chép trong sử liệu và nghiên cứu của nhà sử học Chu Nhất Lương (Trung Quốc), do quạt lông vũ trắng có màu trắng tinh, dễ được thuộc hạ nhận biết, đây là lý do cốt lõi nhất. Vào thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều tại quốc gia này, những vật dụng có màu trắng cũng thường được nhiều vị tướng sử dụng để chỉ quy quân đội. Vì vậy, rất có thể Gia Cát Lượng cũng bị ảnh hưởng bởi điều này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
6 bức ảnh hiếm, càng đẹp, càng đáng sợ, bạn sẽ được mở rộng tầm nhìn sau khi xem chúng
CLIP: Chó nhà nhận hổ làm con nuôi và cái kết không ai ngờ
Chân dung 2 cao nhân kiệt xuất của Việt Nam: Tài năng sánh ngang Khổng Minh, Khương Tử Nha, nghe tên ai cũng nể
Tại sao thời xưa gọi người giúp việc là 'con sen'? Giờ vẫn dùng nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác
CLIP: Đi săn vịt trời, hổ nhận cái kết 'muối mặt'
Lưu Bị bỏ quên nhân tài tuyệt thế: Vượt qua cả Gia Cát Lượng và là bạn của Khổng Minh