Tại sao giấy cũ chuyển màu vàng theo thời gian?
Theo tờ
Live science , hầu hết giấy được làm từ nhiều loại gỗ, với phần lớn có chứa cellulose và còn lại là lignin.
Cellulose là một chất không màu, rất tốt khi phản chiếu ánh sáng và chúng ta thường nhận thấy nó màu trắng. Lignin là chất khiến cho gỗ cứng và khỏe mạnh. Khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí xung quanh, cấu trúc phân tử của nó thay đổi. Nó dễ bị oxy hóa, tức là dễ dàng lấy thêm các phân tử oxy, quá trình oxy hóa lignin đó sẽ biến giấy màu trắng sẽ thành màu vàng hoặc nâu.
Susan Richardson, một giáo sư hóa học tại Đại học South Carolina cho biết giấy được làm từ các thành phần màu vàng theo thời gian tiếp xúc nhiều với oxy khiến nó trở về màu đó.
Thông thường, các nhà sản xuất giấy cố gắng loại bỏ càng nhiều lignin càng tốt. Lignin càng bị loại bỏ, giấy càng trắng và giữ màu lâu. Tuy nhiên chi phí sẽ cao do vậy tùy từng loại sách báo giấy mà người ta tính toán % lignin cho phù hợp.
Vậy có cách nào bảo vệ được chúng khỏi quá trình ngả vàng theo thời gian như một quy luật tự nhiên?
Do chúng vẫn chứa lignin nên chúng vẫn phần nào ngả vàng chứ không luôn trắng đẹp. Chúng ta chỉ có thể hạn chế được điều này bằng cách giữ những cuốn sách ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
Đây cũng là cách lưu trữ những trang sách lịch sử tại các thư viện lớn. Ở đó, chúng được bảo vệ trong một môi trường lý tưởng, nhiệt độ và độ ẩm hoàn hảo, giúp bảo vệ những trang giấy được trắng sáng lâu nhất có thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử nhận cái kết 'đắng ngắt'
CLIP: Bị đàn chó săn tấn công, báo đốm nhận cái kết ít ai đoán được