Tại sao gọi người vợ hung dữ là ‘sư tử Hà Đông’? Hà Đông là nơi nào? Câu chuyện phía sau ít ai biết
Hậu duệ kiệt xuất của Quan Vũ: Từng khiến Tổng thống Mỹ phải nể, được cả Trung Quốc ngưỡng mộ / Clip: Thấy sư tử con bị đàn linh cẩu bao vây, sư tử mẹ đưa ra quyết định bất ngờ khiến ai cũng kinh ngạc
Không biết từ khi nào, “sư tử Hà Đông” đã trở thành cụm từ quen thuộc trong cuộc sống. Cánh mày râu vẫn thường dùng nó để so sánh với một người phụ nữ hung dữ, đanh đá. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa thật sự và nguồn gốc của cụm từ này.
Địa danh Hà Đông được nhắc đến không phải ở Việt Nam như nhiều người nghĩ. Nó vốn thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Nguồn cơn của nó đến từ một câu chuyện xảy ra vào thời nhà Tống.
Ảnh minh họa.
Cuốn “Từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc” do Lê Huy Tiêu dịch cho biết, thời Tống ở vùng đất Vĩnh Gia có chàng Trần Tháo, hiệu Long Khâu. Trần Tháo lớn lên thích võ thuật nên thường đi gặp các giang hồ, võ hiệp để học hỏi. Nhưng đến tuổi trung niên, người này bỗng thay đổi tính nết, muốn rời giang hồ và sống trong chốn văn chương, chữ nghĩa. Tuy nhiên, thực lực có hạn nên Trần Tháo đành về ở ẩn, lấy vợ, sống đời bình yên.
Thỉnh thoảng huynh đệ cũ của Trần Tháo vẫn tìm đến ông để ôn chuyện cũ. Sau này họ dần trở nên quá quắt, đưa thêm cả các ca nương xinh đẹp đến cùng đàn hát, nhậu nhẹt.
Vợ của Trần Tháo là Liễu Thị không hài lòng với chuyện này. Một lần, cô đứng phắt dậy, cầm lấy cây gậy, vụt liên tục vào tường, quát tháo ầm ĩ. Mọi người thấy vậy thì sợ hãi, vội vàng đứng lên đi về. Trần Tháo dù thấy hành động của vợ là khiếm nhã nhưng vốn là kẻ sợ vợ nên cũng chỉ biết đứng im một chỗ.
Biết được chuyện này, Tô Đông Pha đã làm một bài thơ để chế giễu: “Long Khâu cư sĩ diệc khả liên/Đàm không, thuyết hữu, dạ bất miên/Hốt văn Hà Đông sư tử hống/Trụ trượng lạc thủ, tâm mang nhiên”(dịch nghĩa: Cư sĩ Long Khâu thật đáng thương/Đêm chẳng ngủ, nói có, nói không/Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống/Gậy chống rời tay, lòng hoang mang).
Trong đó, Hà Đông là từ có trong câu thơ của Đỗ Phủ: ‘Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu” (cô gái Hà Đông họ Liễu). Vì Liễu Thị - vợ của Trần Tháo cũng là người Hà Đông, còn “sư tử hống” là chữ của nhà Phật, ví giọng thuyết pháp của Đức Phật như tiếng rống của sư tử, khiến các loài thú phải im lặng lắng nghe.
Sau này người đời dùng cụm từ “sư tử Hà Đông” để chỉ một người vợ đanh đá, hung dữ dần thành quen. Ở Việt Nam gọi là “sư tử Hà Đông”, còn Trung Quốc thì gọi là “Hà Đông sư tử hống”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Báo săn hợp sức săn loài chim lớn nhất thế giới và cái kết bất ngờ
Nằm mơ thấy kho báu dưới nhà, người đàn ông quyết đào lên không ngờ tìm thấy sông cá ngầm quý hiếm
Phát hiện mỏ vàng lớn tại Trung Quốc, điều này có ảnh hưởng đến giá vàng ở thời điểm hiện tại?
Kỳ lạ bộ lạc chồng nhường phòng cho khách qua đêm với vợ, bản thân ra ngoài ngủ
CLIP: Đối đầu với đàn báo săn, linh dương đầu bò đón nhận cái kết mỹ mãn
Phát hiện “đường hầm vũ trụ” bí ẩn nối đến nơi Trái Đất trú ngụ