Tại sao kền kền ăn xác thối mà không bị bệnh?
Sư tử, kền kền, linh cẩu chia nhau xác trâu rừng / Vì sao kền kền lại khoái ăn xác chết?
Món ăn ưa thích của kền kền là xác chết đã thối rữa. Ảnh: Animal Planet |
Một nghiên cứu mới phát hiện, mặt và ruột già của kền kền phủ đầy các vi khuẩn độc hại đối với hầu hết các sinh vật khác. Tuy nhiên, loài chim này đã tiến hóa đường ruột khỏe mạnh, giúp chúng không phát bệnh vì tiêu hóa thịt thối rữa.
Trong phân tích đầu tiên đối với các vi khuẩn cư trú trên và trong cơ thể kền kền, các nhà nghiên cứu nhận thấy, loài chim ăn xác thối chứa đầy vi khuẩn Fusobacterium phân hủy thịt và vi khuẩn Clostridia độc hại. Khi những vi khuẩn này phân hủy một xác chết, chúng tiết ra các hóa chất độc hại khiến xác chết trở thành món ăn đầy nguy hiểm đối với hầu hết động vật.
Trong khi đó, kền kền thường chờ tới khi quá trình thối rữa định hình, giúp chúng dễ tiếp cận hơn với các động vật chết có lớp da dai. Hơn thế nữa, chúng cũng thường bắt đầu ăn dần xác thối từ phần hậu môn để hưởng trọn bộ lòng. Món ăn của kền kền do đó chứa đầy phân và vi khuẩn độc hại, nhưng chúng dường như miễn nhiễm với các vi trùng nguy hiểm chết người này.
Theo các nhà nghiên cứu, cũng giống như những động vật có xương sống khác, kền kền có nhiều loại vi khuẩn trên mặt (528 loại) hơn so với trong đường ruột (76 loại). ADN của các con mồi bị phá vỡ trong những mẫu vi khuẩn đường ruột của kền kền, ám chỉ loài chim này sở hữu các điều kiện hóa chất khắc nghiệt bên trong hệ thống dạ dày - ruột của chúng.
Hệ thống dạ dày - ruột có tính axit của kền kền cũng lọc bỏ nhiều vi sinh vật sống trên các xác thối rữa, nên ruột già của chúng mới chứa lượng lớn vi khuẩn Clostridia and Fusobacterium.
"Một mặt, kền kền đã phát triển một hệ tiêu hóa vô cùng mạnh mẽ, đơn giản đóng vai trò phá hủy phần lớn vi khuẩn độc hại mà chúng tiêu hóa. Mặt khác, kền kền dường như cũng phát triển khả năng chống chịu đối với một số vi khuẩn cực nguy hiểm - những vi sinh vật sẽ giết chết các động vật khác nhưng sinh sôi phát triển ở ruột già của chúng", nhà nghiên cứu Roggenbuck giải thích.
Ông Roggenbuck và các cộng sự nhận định, cả Clostridia và Fusobacterium có thể đã thích nghi với các điều kiện khắc nghiệt trong đường ruột của kền kền, nhưng cũng có thể giúp loài chim này phá vỡ các chất dinh dưỡng hơn nữa.
Nhóm nghiên cứu kết luận, khám phá của họ ám chỉ, mối quan hệ giữa các vi khuẩn và khả năng tiêu hóa của kền kền phức tạp hơn so với suy nghĩ trước đây của chúng ta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi
Sự thật ngỡ ngàng về cây gỗ hóa thạch lớn nhất Việt Nam: Nặng đến 8 tấn, quý như kim cương, triệu năm không kiếm được!
Mất 7 năm gom được hơn 15 tấn gỗ mun, vị đại gia làm được bộ bàn ghế 'để đời' giá chục tỷ: Chiếc bàn là 4 tấn gỗ qúy