Bí ẩn hơn 2.000 kền kền chết thảm ở châu Phi
Tại sao một số động vật lại có độc? / 1001 thắc mắc: Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?
Bí ẩn hơn 2.000 kền kền đồng loạt chết |
Theo tờ Unilad, hơn 2.000 con chim chết một cách bí ẩn ở Guinea-Bissau trong sự kiện "tử vong kền kền" lớn nhất từ trước đến nay.
Để xác định nguyên nhân cái chết, các chuyên gia đã đưa một số thi thể đếnđại học Lisbon để phân tích .
Ban đầu, họ nghi ngờ rằng những con kền kền chết vì bị đầu độc bằng cách sử dụng mồi tẩm độcdo cư dân địa phương Guinea-Bissau gây nên.
Một số cộng đồng ở Châu Phi tin rằng đầu kền kền sẽ mang lại may mắn hoặc sức mạnh đặc biệt cho dân làng. Ý tưởng này đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia tìm thấyít nhất có 200 xác kền kền mất đầu.
Kền kền sinh sống nhiều Guinea-Bissau |
Tổ chức bảo tồn Kền kền (VCF), Nhóm chuyên gia kền kền của IUCN (VSG) và tổ chức Birdlife International (BLI) là những người đầu tiên được cảnh báo về cái chết của 200 con kền kền vào tháng 2 năm nay.
Tuy nhiên, tình hình trở nên tồi tệ hơn vớihàngnghìn cái chết của kền kền trong những tháng gần đây, chủ yếu ở phía Đông của đất nước. Tổ chức bảo tồn Kền kền (VCF) ước tính con số kền kền chết có thể vượt quá 2.000.
Giám đốc của Tổ chức bảo tồn Kền kền (VCF), ông Jose Tavares, cho biết: "Guinea-Bissau là một trong những địa điểm lớn nhất ở châu Phi về số lượng kền kền. Ước tính, số lượng chiếm 1/5 kền kền trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự kiện lần này với quy mô lớn sẽ có tác động xấu đến đất nước nói riêng và cả khu vực Tây Phi nói chung".
Những vụ việc đầu độc hàng loạt ở châu Phi có thể đẩy một số loài đến bờ vực tuyệt chủng. Một số loài ở châu Phi đã giảm 80% trong 30 năm qua, 4 loài đang bị đe dọa nghiêm trọng và 3 loài đang bị đe dọa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Loài rắn bá đạo nhất hành tinh từng tồn tại: Dài tận 13 mét, đe dọa tất cả loài vật xung quanh