Tại sao lại phủ một tấm vải lên mặt người chết trong nhà xác? Không chỉ tránh sợ hãi cho người khác mà có sự khôn ngoan trong đó
'Thủy quái' được gọi là 'chó điên dưới nước' đã xâm chiếm sông Hoàng Hà, sống đến 20 năm nhưng không có thiên địch / Thời xa xưa, đàn ông không nhìn vào hình dáng hay ngoại hình khi chọn vợ mà chỉ quan tâm đến ba bộ phận này
Sinh lão bệnh tử là chuyện mà ai cũng sẽ trải qua. Từ xưa đến nay chưa bao giờ thiếu người theo đuổi trường sinh bất lão, trong thời cổ đại Trung Quốc, một số hoàng đế bị ám ảnh bởi điều này.
Đương nhiên, ít nhất cho tới nay, trường sinh bất tử vẫn là chuyện không thể. Người xưa luôn coi trọng cái chết, khi có người qua đời, người sống sẽ cố gắng hết sức để người chết ra đi được thanh thản, đặc biệt là thường phủ một tấm vải mỏng lên trên xác.
(Ảnh minh họa)
Người xưa có một nền văn hóa tang lễ rất phong phú, theo sự phát triển của lịch sử, một số văn hóa này vẫn còn lưu truyền, một số đang dần biến mất. Ngày nay nhiều người chọn hỏa táng sau khi chết, các quy tắc tang lễ bắt đầu dần được đơn giản hóa.
Các vùng miền khác nhau có phong tục ma chay khác nhau, nhưng một số phong tục ở đâu cũng giống nhau, chẳng hạn như người chết không được chôn ngay mà phải để tại nhà hoặc nhà xác từ 1 tới 3 ngày, có nơi tới 5 đến 7 ngày. Mục đích của việc này rất đơn giản, một mặt là để cho người thân trong gia đình có thể chuẩn bị tang lễ chu đáo, mặt khác để những người thân trong gia đình có thể nhìn mặt người đã mất lần cuối.
Trong thời gian đó, khuôn mặt của người quá cổ thường được che bằng một tấm vải mỏng, tại sao lại như vậy? Việc này được mọi người giải thích theo những quan điểm khác nhau.
Trước khi nhập thổ hoặc hỏa táng, một tấm vải trắng sẽ được phủ lên mặt của người chết (Ảnh minh họa)
Nhiều người không biết tại sao lại làm như vậy, họ chỉ biết rằng tổ tiên của họ đã làm điều này từ bao đời nay, vì vậy họ chỉ có thể hiểu quy tắc này như một tục lệ cần tuân theo.
Thực sự điều này không phải mê tín dị đoan, một người sau khi chết, thần sắc sẽ dần suy sụp, sắc mặt tái nhợt, nếu đột nhiên có người nhìn thấy sẽ rất sốc.
Vì vậy, người ta che một tấm vải mỏng trên mặt người chết để không làm người khác sợ hãi, đây là lý do đầu tiên.
Việc che mặt cũng đồng nghĩa với việc họ không muốn người thân nhìn thấy trực tiếp gương mặt của người quá cố, dẫn tới buồn bã thái quá, không kiểm soát được cảm xúc của mình.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, cơ thể con người dễ sinh vi khuẩn sau khi chết, đặc biệt là vào mùa hè. Trong nhà xác, vi trùng rất dễ lây lan từ miệng và mũi của người quá cố, do đó, một tấm vải trắng có thể ngăn chặn sự lây lan của "khí độc", duy trì một môi trường vệ sinh và sạch sẽ.
Cuối cùng, do tình độ chữa bệnh của thời cổ đại còn kém, người ta không thể phán đoán chính xác một người đã thực sự chết hay chưa, vì vậy họ mới nghĩ ra cách che mặt người đã khuất như vậy. Lúc này, nếu người này còn sống thì chắc chắn sẽ có hơi thở, dù chỉ một hơi thở yếu ớt cũng sẽ khiến tấm vải mỏng trên mặt bị lay động. Như vậy có thể nhận thấy người này chưa qua đời. Hiện nay kỹ thuật y học rất tiên tiến, phát triển nên rất ít khi có những chẩn đoán sai về điều này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Nhện độc giăng bẫy, hạ gục rắn bằng vũ khí đáng sợ
CLIP: Báo hoa mai trổ tài ‘khinh công’, lao lên không trung đoạt mạng đại bàng trong chớp mắt
CLIP: Cá sấu mõm ngắn ‘xẻ thịt’ trăn khổng lồ
Vì sao con người phải lọc và đun sôi nước để uống, trong khi động vật hoang dã có thể uống trực tiếp mà không bị ảnh hưởng?
Ám ảnh căn bệnh 'lời nguyền' khiến dòng họ 200 năm 'chết bất đắc kì tử', ngày nay vẫn còn người mắc
Loài cá nhìn giống cá chạch, được ví như 'nhân sâm dưới nước', ngày xưa chỉ dành riêng cho bậc vua, chúa thưởng thức