Tại sao người miền Tây gọi rắn hổ mang chúa là hổ mây?
Trong phương ngữ của nhân dân miền Tây Nam Bộ, rắn hổ mang chúa thường được gọi là hổ mây. Đây là loài rắn độc vừa lớn, vừa có khả năng di chuyển rất nhanh nhẹn.
Mỹ tiết lộ về những lần vô tình chạm trán với UFO / Mỹ liên tục gặp UFO nhưng vẫn vô vọng đi tìm người ngoài hành tinh
Trong phương ngữ của nhân dân miền Tây Nam Bộ, rắn hổ mang chúa thường được gọi là rắn hổ mây. Đây là loài rắn độc vừa lớn, vừa có khả năng di chuyển rất nhanh nhẹn, người dân gọi là hổ mây mang ý nghĩa có thể “đi mây về gió”.
Rắn hổ mây sinh sống hầu khắp miền Tây. Rừng U Minh (Cà Mau, Kiên Giang), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Bảy Núi (An Giang) là những địa danh gắn liền loài rắn hổ mây. Đây là những địa điểm được cho là có nhiều rắn hổ mây sinh sống nhất miền Nam.
Màu sắc của rắn hổ mây do môi trường quyết định. Tùy theo môi trường sinh sống, da rắn có màu sắc khác nhau. Thông thường, rắn sống nơi nhiều ánh sáng, vùng sông suối, ao hồ có da sáng màu; sống nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, núi cao, hang động có da tối màu.
Địa danh Bảy Núi ở An Giang - nơi có nhiều rắn hổ mây. Bảy Núi là địa danh nổi tiếng của tỉnh An Giang. Địa danh Bảy Núi còn có tên khác là Thất Sơn hay Bửu Sơn. Đây là tập hợp của 7 ngọn núi nổi tiếng nhất thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An Giang.
Rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập mặn nổi tiếng ở miền Tây, được xem là cảnh quan du lịch đặc sắc mỗi khi nhắc đến vùng đất An Giang. Rừng ở vị trí thuận lợi, thuộc huyện Tịnh Biên, cách Châu Đốc khoảng 20 km, cách Long Xuyên 100 km.
Miếu Bà chúa Xứ là địa danh nổi tiếng của An Giang. Đây là ngôi miếu thu hút hàng triệu người dân tứ xứ đến phúng viếng mỗi năm. Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ diễn ra vào ngày 25/4 âm lịch, người ta gọi đây là Hội Vía Bà. Lễ hội này được công nhận là lễ hội văn hóa cấp quốc gia và di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Núi Cấm được ví như Đà Lạt của miền Tây, không khí có phần nóng hơn một chút nhưng cảnh quan tuyệt vời không kém. Núi Cấm là ngọn núi cao nhất của vùng Bảy Núi, với độ cao 700 m so với mực nước biển.
Huyện núi Tri Tôn giáp biên giới Campuchia, cách trung tâm hành chính Long Xuyên khoảng 57 km. Đây là huyện miền núi có diện tích lớn nhất ở An Giang, được xem là xứ sở của cây thốt nốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Cột tin quảng cáo