Tại sao người xưa thà chết trong chiến trận còn hơn chạy trốn?
Bí ẩn cô gái được chôn cùng hơn 150 bộ xương động vật / Mũ binh lính luôn gắn mũi nhọn trên đỉnh, ai biết lý do đều phải thán phục trí tuệ của người xưa
Trong thời kỳ phong kiến, nhiều cuộc chiến xảy ra để tranh giành lợi ích giữa các tập đoàn chính trị. Ngoài ra, chiến tranh có thể xảy ra do các cuộc nổi dậy của người dân chống lại chế độ thống trị mục nát. Trên thực tế, trong mọi cuộc chiến đều có cả những chiến binh dũng cảm và không ít tân binh nhút nhát. Tuy nhiên, dù họ có là lão tướng dày dạn kinh nghiệm hay tân binh rụt rè, sợ cái chết thì đều hiếm có ai dám cả gan đào ngũ, trốn khỏi chiến trường.
Bất cứ chiến binh nào khi ra chiến trường đều có thể đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào. Vậy, tại sao người xưa thà chết trong trận chiến còn hơn là chạy trốn?
Vì sao người xưa không dám chạy trốn khỏi chiến trường?Thật ra nguyên nhân rất đơn giản và thực tế. Thứ nhất, việc tham gia nghĩa vụ quân sự là bắt buộc và người dân phải chấp hành. Vào thời xưa, chế độ tòng quân đã được thực hiện ngay từ thời nhà Thương (khoảng 1766 TCN – 1046 TCN), nhà Chu (khoảng 1046 TCN – 256 TCN). Đây là chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Việc ra lệnh cho các thanh niên, trai tráng tòng quân được coi là một trong những nguồn sức mạnh quân sự quan trọng nhất. Nói cách khác, chỉ cần có chiến tranh xảy ra, mỗi hộ gia đình thời xưa đều phải có nghĩa vụ tham gia tòng quân.
Ngoài ra, vào thời nhà Tùy, nhà Đường, còn có chế độ tuyển dụng nhập ngũ với yêu cầu cao hơn. Cụ thể,yêu cầu quan trọng nhất của những người tòng quân là phải có điều kiện thể chất tốt.Trên thực tế, hầu hết những tân binh này đều tình nguyện đi lính và họ sẽ nhận được tiền thưởng.
Đặc biệt, vào thời nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương còn ra quy định đưa tù nhân đi lính. Những tù nhân này mà không chết thì họ sẽ có cơ hội được gia nhập vào quân đội.
Vì vậy, những người phục vụ trong quân đội thời xưa có thể là những người dân bình thường tự nguyện nhập ngũ, có người trong gia đình quân nhân, nhưng cũng có không ít những kẻ phạm tội. Nhưng vì sao những người này thà chiến đấu đến chết chứ không dám bỏ chạy?
Thứ hai, sở dĩ các binh lính không dám bỏ trốn khỏi chiến trường vì hình phạt thời xưa rất tàn nhẫn. Đơn cử, thời nhà Tần, trong Quân luật có một quy định cứ 5 người lính được tổ chức thành một nhóm. Do đó, nếu một người bỏ trốn thì bốn người còn lại sẽ bị phạt hai năm lao động khổ sai. Phương thức xử phạt này khiến tất cả các binh sĩ đều giám sát lẫn nhau nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.
Đến thời Đông Hán, luật pháp quy định nếu một người lính đào ngũ, quan lại có thể bắt vợ con và tra tấn để truy tìm tung tích của người này. Đặc biệt, khi Tào Tháo nắm đại quyền, ông còn xây dựng quân luật quy định rằng cha mẹ, vợ, con và anh em của những người lính bỏ trốn đều phải bị liên lụy. Những người này có thể trở thành "nô lệ" hoặc bị xử tử.
Vào thời nhà Đường có quy định nếu ai dám đào ngũ trong khi xảy ra chiến tranh thì cấp trên có thể hạ lệnh chém đầu. Còn trong thời bình, nếu kẻ nào đảo ngũ thì sẽ bị treo cổ hoặc lưu đày.
Đến cuối thời nhà Đường, nhiều người dân không muốn đi lính. Tuy nhiên, dưới thời Hậu Lương Thái Tổ trị vì, binh lính nhập ngũ có hình xăm ở trên mặt và nếu kẻ nào đào ngũ thì sẽ xử tử ngay tại chỗ.
Vào thời nhà Minh, còn có quy định mới. Đó là kẻ đào ngũ sẽ không bị kết án dựa trên khoảng thời gian, thay vào đó phụ thuộc vào số lần bỏ trốn. Cụ thể, nếu bỏ trốn lần đầu có thể bị đánh 80 gậy. Đến lần thứ hai, họ sẽ bị đánh 100 gậy hoặc đày ải. Nếu dám bỏ trốn lần thứ ba, những binh lính liều lĩnh này sẽ bị xử trảm ngay lập tức.
Đến thời nhà Thanh,chỉ cần một binh lính trong doanh trại bỏ trốn, người này sẽ bị trừng phạt bằng cách chém đầu.
Nhìn chung, những quy định trừng phạt nghiêm khắc này nhằm buộc binh lính phải phục tùng và không dám bỏ trốn. Mặt khác, các tướng lĩnh trong quân đội đều biết rõ về gia đình, quê quán của các binh sĩ. Vì vậy, việc họ bỏ trốn là điều không thể. Bởi cho dù có trốn thoát thì người thân và đồng đội cũng bị liên lụy.
Hơn nữa, để có thể trốn thoát khỏi chiến trường hoặc doanh trại mà không ai phát hiện,các binh sĩ chỉ có một cách là đi bộ.Điều này khiến việc di chuyển ở quãng đường xa bị hạn chế.
Người xưa có câu: "Quân lệnh như sơn". Câu này nghĩa là mệnh lệnh của người chỉ huy vững chắc như núi và mệnh lệnh quân sự đã phát ra là không thay đổi. Những binh lính phải phục tùng. Quân đội phải được tổ chức và tuân thủ kỷ luật. Chỉ có như vậy, đội quân đó mới có thể giành được chiến thắng trong các trận chiến.
Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?