Tại sao nước ngọt đựng trong lon trụ tròn, còn sữa lại được chứa trong hộp khối chữ nhật?
Tại sao con người tự nhiên sợ rắn? 60 triệu năm trước, rắn khổng lồ là chúa tể của trái đất / Con người không sợ hãi khi nhìn thấy xác của tất cả các loại động vật, tại sao họ lại sợ hãi khi nhìn thấy xác của đồng loại?
Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi như đầu bài viết? Với hai loại thực phẩm đóng chai phổ biến nhất thế giới, vì sao lại có sự khác biệt trong cách thiết kế vật chứa đến vậy? Đằng sau đó là cả chuỗi nguyên nhân khoa học.
Đầu tiên, nước ngọt được đựng trong lon trụ tròn là để đảm bảo an toàn cũng như tiết kiệm chi phí. Thông thường các loại nước ngọt có gas, chúng tác dụng áp lực lớn lên vỏ vật chứa. Khối trụ tròn là vật chứa chịu được áp lực tốt nhất. Hơn thế nữa, để sản xuất ra vỏ lon tròn cần ít vật liệu hơn mà vẫn đảm bảo được khả năng chịu áp lực. Một phép toán kinh tế đơn giản, để làm ra hộp chữ nhật có khả năng chịu được áp lực như khối trụ tròn thì cần phải tăng độ dày tấm nhôm lên ít nhất 3 lần, tương đương tăng 8 lần lượng nhôm so với lon tròn.
Vậy nếu vật chứa hình trụ tròn tối ưu được nguyên vật liệu, giảm thiểu chi phí sản xuất, tại sao không chứa sữa trong các khối tròn mà lại là hình hộp chữ nhật? Để lý giải cho điều này phải nhìn vào góc độ kinh tế học vĩ mô.
Ảnh minh họa
Sữa tươi là loại thực phẩm bắt buộc phải bảo quản lạnh, đây là chìa khoá cho vấn đề. Dù chúng hoàn toàn có thể được đựng trong hộp trụ tròn, nhưng khi xếp vào trong ngăn tủ lạnh thì không tối ưu. Hầu hết tất cả các loại tủ lạnh trên thế giới đều là hình khối chữ nhật, đặc biệt là loại tủ lớn trong siêu thị. Nếu xếp lon tròn vào trong khay thì giữa chúng sẽ có những khoảng hở, còn khối hộp chữ nhật sẽ được xếp sát nhau, tối ưu hoá không gian lưu trữ. Nếu xếp vài chục lon, có thể khoảng hở không nhiều, nhưng với nhà máy sản xuất sữa, thì đó là thất thoát khổng lồ. Chính vì vậy hộp khối chữ nhật đã giải quyết được bài toán kinh tế mang tên chi phí cơ hội cho các nhà sản xuất.
Thêm vào đó, đa số người tiêu dùng sẽ uống nước ngọt trực tiếp từ lon sau khi bật chốt, còn sữa (hộp lớn) sẽ được đổ ra cốc khác. Vậy nên lon tròn sẽ tăng trải nghiệm cầm nắm của khách khi uống (với nước ngọt), còn với sữa thì yếu tố này tạm thời bỏ qua, được xem là đánh đổi cho lợi ích kinh tế lâu dài.
Tại sao ngày nay lon nước ngọt thường được thiết kế ở dạng lon cao?
Bạn có thể nhận thấy rằng ngày nay các loại lon nước ngọt thường có hình dạng thon và cao hơn so với thiết kế trước kia.
Các lon nhôm chứa nước giải khát phổ biến thường có dung tích 355ml, hình trụ tròn, có chiều cao gần gấp đôi chiều rộng (cao 12cm, đường kính đáy 6,5cm).
Nếu làm lon thấp hơn, đáy to hơn thì có thể tiết kiệm được một lượng nhôm đáng kể. Ví dụ, sản xuất lon nhôm cao 7,8cm, đường kính đáy 7,6cm sẽ giúp tiết kiệm khoảng 30% nhôm nguyên liệu mà vẫn chứa được lượng sản phẩm tương đương.
Tuy nhiên, việc sử dụng lon cao mang lại nhiều lợi ích hơn nên các nhà sản xuất sẽ lựa chọn thiết kế này.
Đầu tiên, người tiêu dùng dễ bị "đánh lừa" bởi chiều cao của lon nước. Khi hai vật có dung tích bằng nhau nhưng con người thường dễ ngộ nhận các sản phẩm theo chiều thẳng đứng dài hơn chiều nằm ngang. Do đó, khách hàng sẽ có xu hướng mua sản phẩm ở trong lon cao nhiều hơn và không muốn mua lon nước ngọt thấp vì cho rằng nó chứa được ít nước hơn.
Một lý do khác cho việc lon cao ngày càng phổ biến là do các công ty thực hiện hàng loạt chiến dịch marketing quảng bá về độ "ngầu" khi cầm các lon nước ngọt dáng cao trên tay.
Người dùng có thể biết rằng lon cao và lon thấp đều chứa lượng sản phẩm giống nhau nhưng họ vẫn sẵn sàng chi thêm một khoản tiền nhỏ để mua các lon cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán