Tại sao rắn độc đến mấy cũng khó giết được lợn rừng?
Báu vật Việt Nam: Loài 'mãng xà' mệnh danh kiệt tác tự nhiên đẹp hiếm thấy, cả thế giới chỉ 5 nước có / Báu vật của dãy Trường Sơn: Loài động vật cực kỳ quý hiếm cả thế giới chỉ 2 nước có, IUCN khẩn cấp bảo vệ
Các loài thiên địch dễ nhận thấy của loài rắn bao gồm lửng mật đầu bẹt, đại bàng và các loài rắn độc khác. Chúng đều có khả năng kháng nọc độc rắn hoặc cơ thể chúng có thể ngăn chặn nọc độc xâm nhập vào mạch máu.
Điều đáng ngạc nhiên là, tự nhiên đã tạo ra một loài động vật sở hữu cả hai khả năng kháng nọc độc rắn từ trong ra ngoài. Loài này có cơ thể giúp ngăn chặn nọc độc xâm nhập vào mạch máu và ngay cả khi nọc độc đi vào dạ dày, cơ thể chúng vẫn có cơ chế vô hiệu hóa nọc độc, điều mà các loài động vật khác không thể làm được.
Đó chính là lợn rừng.
Lợn đã xuất hiện trên Trái đất từ hơn 60 triệu năm trước, trước cả loài người. Trong khi 70% các loài động vật đã biến mất, lợn vẫn tồn tại đến ngày nay. Loài động vật mạnh mẽ này đã phát triển những đặc điểm kháng độc mạnh mẽ từ các loài khác qua thời gian. Những đặc điểm đó là gì?
Lý do lợn rừng không sợ nọc rắn?
Lợn rừng là loài động vật có vú trên cạn phân bố rộng rãi nhất trên thế giới. Chúng sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau từ Tây Âu đến Nhật Bản và các khu rừng nhiệt đới của Indonesia.
Trên thế giới có 4 phân loài của lợn rừng, phân bố theo khu vực: một ở châu Âu, Tây Bắc châu Phi và Tây Á; một ở Bắc Á và Nhật Bản; một ở các khu rừng nhiệt đới Ấn Độ, Đông Nam Á và Viễn Đông; và một phân loài cuối cùng chỉ có ở Indonesia.
Môi trường ưa thích của lợn rừng là các khu rừng nhiệt đới và đồng cỏ, nhưng chúng cũng sinh sống trong các khu rừng rụng lá, lá rộng với thảm thực vật dày đặc.
Lợn rừng là loài động vật sống về đêm, chỉ kiếm ăn vào ban đêm. Chúng dành khoảng 12 giờ mỗi ngày để ngủ trong tổ lá dày đặc, và ban đêm, chúng bắt đầu đi kiếm ăn để lấp đầy bụng đói.
Một trong những đặc điểm khiến lợn rừng trở thành thiên địch của loài rắn là khả năng ăn tạp. Chúng có thể ăn trái cây, rau cỏ, hạt, côn trùng, trứng chim và cả rắn.
Lợn rừng không chuyên săn rắn, nhưng chúng không hề sợ rắn. Tại sao lại như vậy? Tạo hóa đã ban tặng cho lợn rừng những đặc điểm khiến nó trở thành "hung thần" của loài rắn độc qua hai cơ chế:
1. Cơ chế chống nọc độc rắn từ bên ngoài
Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy ở lợn rừng là da của chúng rất dày và toàn thân được bao phủ bởi lớp lông cứng, dài. Hai đặc điểm này là "tấm khiên" vững chắc giúp lợn rừng hiếm khi bị vết cắn chết người từ nọc độc rắn xâm nhập vào cơ thể.
Rắn độc có khả năng tấn công chết người nhờ vào răng nanh và nọc độc, có thể tiêm nọc độc vào máu và giết chết nạn nhân ngay lập tức. Tuy nhiên, lớp lông và da dày của lợn rừng khiến nọc độc không thể xâm nhập.
Bên cạnh đó, lợn rừng có tính cách rất hung dữ. Nếu cảm thấy bị đe dọa tính mạng, xâm phạm lãnh thổ hoặc bị tấn công con cái, chúng sẽ bộc lộ bản tính hoang dã nhất để đối phó.
Thêm vào đó, lợn rừng có tốc độ chạy rất nhanh (lên đến 48 km/h, tương đương 13 m/s) và lực tác động mạnh mẽ. Sự sát thương của chúng càng được tăng cường nhờ vào những chiếc răng nanh sắc nhọn dài đến 6 cm.
Lợn rừng trưởng thành có thể nặng từ 100-200 kg, một trọng lượng vượt trội so với rắn trưởng thành, giúp chúng dễ dàng tiêu diệt rắn độc.
Ảnh minh họa
Cuối cùng, lợn rừng có khứu giác rất nhạy bén. Mặc dù thị giác kém, nhưng khứu giác của chúng tốt gấp đôi chó. Khi phát hiện rắn độc, lợn rừng sẽ chủ động tấn công.
Tổng hợp 5 đặc điểm này, lợn rừng có thể nhanh chóng hạ gục rắn độc mà không gặp phải nguy hiểm.
2. Cơ chế kháng nọc độc từ bên trong
Bên cạnh sức mạnh "cơ bắp", lợn rừng còn có một cơ chế "vô hiệu hóa" nọc độc ngay cả khi đã nuốt phải.
Các nghiên cứu cho thấy dạ dày lợn rừng có thể tiết ra một lớp màng bảo vệ. Ngay cả khi nọc độc rắn xâm nhập vào dạ dày, nó sẽ nhanh chóng bị phân hủy bởi dịch dạ dày trước khi xâm nhập vào máu, không gây tác dụng nguy hiểm đối với lợn rừng.
Tuy nhiên, nếu lợn rừng bị thương bên ngoài cơ thể hoặc bị tổn thương niêm mạc trong quá trình tiêu thụ bữa ăn, nọc độc rắn có thể xâm nhập và gây chết người.
Những đặc điểm này cho thấy khả năng ngăn chặn nọc độc chết người của rắn độc vào cơ thể lợn rừng và khả năng chiến đấu của loài động vật bốn chân với loài bò sát không chân.
Mặc dù có thể biến rắn độc thành bữa ăn, lợn rừng vẫn là con mồi của nhiều loài động vật ăn thịt, bao gồm các loài mèo lớn như báo, linh miêu, hổ, và các loài như sói, gấu, và con người.
Mặc dù đã sống sót qua hàng chục triệu năm, nhưng ngày nay số lượng lợn rừng đang giảm dần. Một số khu vực, loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống, chủ yếu là do nạn phá rừng và sự mở rộng các khu định cư. Theo Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN), lợn rừng hiện được xếp vào loại Loài ít quan tâm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Rắn phì châu Phi có phản ứng 'sốc' khi đụng độ cua
CLIP: Đối đầu với rắn hổ mang, loài rắn được mệnh danh là 'cỗ quan tài sống' vẫn phải trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Đụng độ rắn phì châu Phi, cầy Mangut gọi '500 anh em' tới giúp và cái kết
Loài rắn hổ mang chúa mới được tìm thấy ở Đông Nam Á đã vào ngay Sách Đỏ: Phá vỡ "định kiến" 200 năm
Đây là danh tướng sở hữu có chỉ số IQ cao nhất Tam Quốc: Là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng, lừa được cả Tào Tháo, xuất thân hiển hách
Giải mã bí ẩn về gia tộc tài giỏi nhất Trung Quốc: Từng lật đổ triều đại của Tào Tháo, sản sinh vô số nhân tài
Ảnh minh họa