Tại sao sâu bọ lại không thể đi đường thẳng?
CLIP: Tìm hiểu về loài côn trùng có khả năng bài tiết ra... 'kẹo' / CLIP: Bọ hổ - 'Vận động viên điền kinh' trong thế giới côn trùng
Khi gà đi, một chân đưa lên trước, còn chân kia đỡ trọng lượng của cơ thể, chân đưa lên bước về phía trước, lại chạm đất, còn chân sau khi đỡ cơ thể lại nhấc lên, bước chạm đất. Như vậy, một chân trước, một chân sau liên tục, thay thế lẫn nhau để kéo cơ thể bước lên phía trước.
Nếu như đứng ở phía sau nhìn gà đi, sẽ phát hiện ra cơ thể của gà trong quá trình thay thế ngắn ngủi giữa hai chân, lúc thì hơi nâng lên cao, lúc thì hơi hạ xuống. Cho dù đi một chân cao, một chân thấp, lắc la lắc lư, nhưng do độ dài hai chân của nó như nhau, khoảng cách bước đi bằng nhau, vì vậy, hướng của bước đi về phía trước vẫn trở thành một đường thẳng.
Các động vật như lợn, dê, trâu, ngựa... tuy đều có bốn chân, nhưng do độ dài của bốn chân bằng nhau và cũng do hai chân thay thế trái trước phải sau, phải trước trái sau để đỡ cơ thể bước về phía trước nên khi chúng bước đi cũng thường là thẳng về phía trước.
Nhưng đại đa số côn trùng trưởng thành lại không phải như vậy. Khi chúng di chuyển trên mặt đất thường là bò về phía trước ngoằn ngoèo tạo thành hình zích zắc.
Vậy tại sao côn trùng lại không thể đi được đường thẳng?
Côn trùng là động vật có 6 chân, hai bên mỗi bên mọc 3 chân dài mảnh, mỗi chân lại phân thành 5 mấu nhỏ. 6 chân được bố trí thành một đôi chân ngắn phía trước, một đôi chân dài phía sau, một đôi chân ở giữa. Khi chúng bò, 6 chân vừa không thể đồng thời di chuyển, cũng không thể đồng thời di chuyển 3 chân ở một phía của cơ thể, nếu không thì sẽ làm cho cơ thể treo lơ lửng trên không hoặc là nghiêng ngả.
Côn trùng khéo léo phân 6 chân thành 2 nhóm: một nhóm do một chân phải trước một chân trái giữa và một chân phải sau tạo thành; một nhóm khác lại do một chân trái trước, một chân phải giữa và một chân trái sau tạo thành.
Côn trùng bò về phía trước một bước, cơ thể do một nhóm chân giữa của hai nhóm đỡ cơ thể, còn một nhóm chân khác hơi nhấc lên để thoát khỏi mặt đất, tiến về phía trước. Như vậy, cơ thể của côn trùng giống như được một chiếc giá tam giác rất vững chắc và cân bằng đỡ lên.
Có người đã quan sát tỉ mỉ côn trùng bò: Nó do một nhóm chân trước duỗi ra phía trước, và dùng móng vuốt ở phần trước của đốt cổ chân mang móc, bám chặt vào phần lồi lõm trên mặt đất, có tác dụng kéo về phía trước. Chân giữa ở phía bên kia, đặc biệt là chân sau của cùng phía liền hết sức duỗi các đốt trên chân ra, đẩy cơ thể lên phía trước.
Do chiều dài của chân trước và chân sau không bằng nhau, khi chân sau dùng sức đưa về phía trước thì sẽ đẩy chân giữa và cơ thể rời khỏi mặt đất lệch khỏi đường thẳng, làm cho trục giữa của cơ thể nghiêng đi. Khi chân trước của nhóm kia nhấc lên, để làm cho cơ thể tiến lên phía trước thì duỗi theo hướng ngược lại với cơ thể, chân sau dùng sức đẩy lên, lại xoay cơ thể theo hướng khác.
Như vậy, côn trùng đã bò về phía trước ngoằn ngoèo thành hình zích zắc như vậy đấy.
Khi côn trùng rời khỏi mặt đất, bò lên trên thân cây tương đối xù xì cũng là ngoằn ngoèo không thành đường thẳng. Nếu như bò trên cành cây tương đối mảnh thì nó bò xoay tròn về phía trước trên cành cây. Đây đều là do khoảng cách giữa chân trước và chân sau đẩy về phía trước không giống nhau gây ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?