Tại sao Tần Thủy Hoàng lại mặc long bào màu đen, trong khi các vị Hoàng đế Trung Hoa khác chọn long bào màu vàng?
Vị hoàng để hoang dâm vô độ, một đêm sủng ái hơn 30 phi tần và nhận cái kết thảm / Tội danh này ở thời phong kiến, kể cả Hoàng đế cũng không ân xá nổi, đó là tội gì?
Từ khi Tần Thủy Hoàng Doanh Chính thống nhất 6 nước, lập ra nhà Tần, Trung Quốc đã bắt đầu thời kỳ xã hội phong kiến. Thiên tử, Hoàng đế trở thành một từ mới trong xã hội ngày ấy, còn ngọc tỷ hay long bào đã trở thành hình ảnh đại diện tượng trưng cho Hoàng đế.
Ảnh minh họa.
Long bào chính là triều phục mà Hoàng đế mặc, vì họa tiết trên trang phục Tần Thủy Hoàng ra lệnh thiết kế đặc biệt, vì thế được gọi là long bào. Trong lịch sử Trung Quốc, đa số các bộ long bào đều thêu họa tiết 9 con rồng, phía trước và sau mỗi phần thêu 3 con, hai bên trái phải mỗi bên 1 con, còn 1 con được ẩn ở bên trong.
Vì khi nhìn trực diện Hoàng đế có thể nhìn thấy 5 con rồng trong họa tiết thêu trên đó nên hoàng đế cũng được gọi là “Cửu ngũ chi tôn”. Họa tiết của long bào được duy trì, truyền thừa mãi về sau, cho tới triều Thanh đã thêm vào họa tiết đất đá sơn thủy, ngụ ý “sơn hà nhất thống”. Tuy nhiên, long bào của các triều đại đa phần đều là màu vàng, có một số triều đại sẽ có màu sắc khác, nhưng riêng màu đen là chỉ có hai đời vua triều Tần mới sử dụng. Tại sao lại vậy?
Long bào của Tần Thủy Hoàng được quy định là màu đen cũng có nguyên nhân của nó. Đầu tiên là vì màu sắc trang phục của các thiên tử chư hầu nhà Chu rất tạp nham, hỗn loạn, không thống nhất. Là một vị Hoàng đế có hơi mắc bệnh cưỡng chế cái gì cũng phải thống nhất như Tần Thủy Hoàng, đương nhiên ông sẽ không cho phép điều này xảy ra. Khi ấy Tần Thủy Hoàng sùng tín Đạo giáo, tin vào âm dương ngũ hành, ông mê tín cho rằng thay đổi triều đại đều khớp với tương sinh tương khắc trong ngũ hành, triều Chu hợp với hỏa, thế nên triều Tần hợp với thủy và tương ứng với thủy chính là màu đen.
Sau này, Hán Văn Đế của nhà Hán đã đổi màu sắc của long bào thành màu vàng, sau đó lại đổi thành màu đỏ, rồi lại tới thời Tùy Đường, cuối cùng long bào đã được xác định là màu vàng cố định. Màu sắc của long bào được thay đổi nhiều lần nhưng không còn quay lại màu đen nữa. Người đời sau suy đoán có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, Tần Thủy Hoàng mặc long bào màu đen vì ông là người đã thống nhất 6 nước, mở ra trang sử mới với hoàng triều, những công lao của ông, người đời sau không thể nào với tới được nên không ai dám làm giống với Tần Thủy Hoàng.
Thứ hai, những Hoàng đế đời sau cho rằng màu đen không cát tường, không may mắn, cho dù Tần Thủy Hoàng đã lập được nhiều công lao cống hiến vĩ đại, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng triều Tần chỉ kéo dài được hai đời vua thì đã bị diệt vong.Cho dù là Tần Thủy Hoàng hay Tần Nhị Thế, họ cũng đều không có tiếng tăm tốt đẹp trong dân gian, rất ít người trong thiên hạ ủng hộ yêu mến họ. Các vị Hoàng đế đời sau đương nhiên cũng không muốn như vậy. Tuy nhiên, màu sắc trang phục của Hoàng đế sau này thay đổi đa dạng, còn là bởi vì sự phát triển của kỹ thuật và sự tiên tiến, phóng khoáng hơn trong văn minh.
Không thể phủ nhận một điều rằng, long bào màu đen đem lại cảm giác uy nghiêm hơn, bản thân màu đen đã có sức uy hiếp rất lớn, bởi nó là thuộc hệ màu lạnh. Còn màu vàng thì có cảm giác cao quý hơn, sang trọng hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn