Khám phá

Tái tạo thành công khuôn mặt của một người phụ nữ thời cổ đại ở Nhật

DNA mới thu được từ hài cốt của một người phụ nữ sống ở Nhật Bản từ khoảng 3.500 - 3.800 năm trước đã giúp các nhà khoa học ghép lại câu chuyện về những người tiền sử sống ở khu vực trong thời kỳ Jōmon.

Những sự thật kỳ lạ có 1-0-2 thời Ai Cập cổ đại mà không nhiều người biết / Tìm thấy hàng trăm trang sức bằng vàng trong ngôi mộ của công chúa thời cổ đại

Theo báo cáo của Asahi Shimbun, công trình dựa trên DNA thu được từ một chiếc răng hàm được phát hiện trong hộp sọ của một phụ nữ tại khu khảo cổ Funadomari trên đảo Rebun ngoài khơi Hokkaido.

Tái tạo thành công khuôn mặt của một người phụ nữ thời cổ đại ở Nhật - 1

Hộp sọ của người phụ nữ cổ đại với răng được lấy DNA.

Sau khi giải trình tự toàn bộ bộ gene từ mẫu DNA này, một nhóm nghiên cứu do Bảo tàng Khoa học và Tự nhiên Quốc gia ở Tokyo dẫn đầu đã nhận ra rằng người Jōmon có một số đặc điểm khác biệt với dân số Nhật Bản hiện đại đó là họ có làn da khá tối với đôi mắt nâu, tàn nhang trên mặt và mái tóc rối bù.

Nghiên cứu sâu về bộ gene người phụ nữ này cho thấy, người dân gần gũi về mặt di truyền với người dân bản địa ở Viễn Đông Nga, bán đảo Triều Tiên và người Đài Loan bản địa.

Công trình cũng cung cấp một số hiểu biết mới về lối sống của văn hóa Jōmon. Người phụ nữ này dường như có một biến thể di truyền tương đối hiếm, cho phép mọi người tiêu hóa và chuyển hóa chế độ ăn giàu chất béo.

Tái tạo thành công khuôn mặt của một người phụ nữ thời cổ đại ở Nhật - 2
Hình ảnh người phụ nữ sau khi được tái tạo.

Các nhà khoa học cho biết tìm thấy biến thể này trong phần lớn dân số sống ở Bắc Cực, không phải ngẫu nhiên, ăn một chế độ ăn với nhiều động vật có vú ở biển như hải mã, hải cẩu và cá voi. Đây là biến thể gần như chỉ được tìm thấy trong cư dân Bắc Cực.

Có lẽ đặc biệt nhất trong tất cả, người phụ nữ rất có thể đã bị ráy tai ướt như đười ươi. Tại sao điều này rất bất thường? Nguyên nhân là bởi phần lớn những người gốc Đông Á có một biến thể gene tạo ra ráy tai trắng và mịn. Tuy nhiên, hơn 97% người gốc Phi và Châu Âu có một biến thể tạo ra ráy tai màu nâu cam. Gene ráy tai khô cũng tương đối phổ biến ở người Mỹ bản địa, điều này khá bất ngờ.

 

Thời kỳ Jōmon, còn được gọi là thời kỳ đồ đá mới của Nhật Bản, từ khoảng 10500 - 300 trước Công Nguyên. Khi kỷ băng hà bắt đầu tan băng, những khu rừng và đồng cỏ rụng lá bắt đầu phát triển dọc theo quần đảo Nhật Bản, thúc đẩy văn hóa của những người tập trung vào săn bắn, câu cá và hái lượm.

Đó là một thời kỳ cũng được đánh dấu bằng sự phát triển của đồ gốm và chế tạo công cụ, phong cách mang tên Jōmon. Mặc dù Jōmon chủ yếu là một nền văn hóa săn bắn hái lượm, họ đã thiết lập một số khu định cư và làng mạc, vốn là chủ đề của nghiên cứu khảo cổ học rộng lớn.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm