Tam Quốc có võ thánh Quan Vũ, Việt Nam có 1 vị tướng ngang hàng nhưng không nhiều người biết đến
'Ngũ tướng' của Tần Thủy Hoàng: Có đến 2 cặp là cha con, ai cũng anh dũng, tài giỏi hơn người / Khai quật mộ của Tể tướng Lưu Gù, hậu thế bàng hoàng khi phát hiện ra bí mật về ngoại hình của ông
Ở thời Tam Quốc, có một vị tướng nổi danh mà hễ nhắc đến tên ai nấy đều phải công nhận tài năng. Không ai khác, đó chính là võ thánh Quan Vũ (Quan Công, Quan Vân Trường).
Bấy giờ, tuy Quan Vũ là anh em kết nghĩa, người dưới trướng Lưu Bị nhưng chính Tào Tháo cũng đánh giá rất cao ông. Tào Tháo nhận định Quan Vũ là võ tướng mạnh nhất Tam Quốc, tài năng khó ai vượt qua được. Vì ngưỡng mộ mà người đứng đầu Tào Ngụy luôn đối xử với đối phương rất tốt, thậm chí còn từng chấp nhận tha chết cho Trương Liêu vì Quan Vũ đã ngỏ lời xin.
Nhân vật Quan Vũ trên màn ảnh nhỏ.
Tam Quốc Diễn Nghĩa chép lại rằng, năm 200, Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại nên phải bỏ chạy sang Hà Bắc. Bấy giờ Trương Phi trốn về Nhữ Nam, Quan Vũ để bảo vệ gia quyến Lưu Bị mà chấp nhận hàng Tào Tháo. Tuy nhiên, ông vẫn tuyên bố:“Chỉ hàng Hán, không hàng Tào”.
Bất ngờ là Tào Tháo nghe xong không tức giận mà còn đồng ý, ban cả vàng, bạc, mỹ nhân cho Quan Vũ. Mục tiêu của Tào Tháo là có thể chiêu mộ được nhân tài này về dưới trướng mình. Nhưng bất chấp việc Tào Tháo đối đãi tốt ra sao, Quan Vũ sau đó vẫn hướng về Lưu Bị khi có cơ hội.
Nghe tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu, Quan Vũ đã rời bỏ Tào Tháo để đến gặp. Ông vượt qua 5 ải, chém 6 tướng của Tào Tháo để về bên Lưu Bị. Tào Tháo dù cảm thấy mất mát vẫn không trách vị tướng này. Ngược lại ông ta còn ngưỡng mộ sự trung thành, kiên trung đó.
Sau này ở Việt Nam cũng có một vị tướng được đánh giá là tài năng, nhân cách không thua kém gì Quan Vân Trường năm xưa. Ông chính là Nguyễn Huỳnh Đức, vị tướng tài đức nhưng tên tuổi không quá nổi tiếng. Có lẽ lý do bởi ông là tướng dưới trướng Nguyễn Ánh.
Lịch sử Việt Nam chép lại rằng, Huỳnh Đức là vị tướng dũng mãnh, trung thành nổi tiếng thời bấy giờ. Đến cả vua Quang Trung cũng yêu mến tài năng của ông, muốn thu phục. Khi bị quân Tây Sơn bắt, Huỳnh Đức buộc phải hàng phục nhưng đã đưa ra ý kiến:“Đánh Trịnh không đánh Nguyễn”.
Khi nghe tin Nguyễn Ánh đang ở Xiêm La, Nguyễn Huỳnh Đức đã tìm cách đến với chủ cũ để phục dựng cơ đồ. Ông phò tà Nguyễn Ánh lên làm hoàng đế, sau được phong làm quận công, lần lượt làm tổng trấn Bắc Thành rồi Gia Định Thành.
Có thể không nổi tiếng với hậu thế bằng các mãnh tướng nhà Tây Sơn, nhưng Nguyễn Huỳnh Đức vẫn được giới sử gia đánh giá là người tài đức, có uy tín cao và là vị tướng hiếm hoi được so sánh ngang với Quan Vân Trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán