Tam quốc diễn nghĩa: Cái chết của Gia Cát Lượng khiến Tư Mã Ý sợ khiếp vía
Chiến thuật đánh lừa kẻ thù siêu đẳng của Thành Cát Tư Hãn / Đây là lý do vì sao tơ nhện mỏng manh mà bền gấp 5 lần thép
Gia Cát Lượng (181 - 24) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự, và cũng là một nhà phát minh của Thục Hán thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy.
Năm Kiến Hưng thứ 1 nhà Thục Hán (tức năm 234), Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm.
Chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau, cơ thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sư lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu mà chết. Năm đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54 tuổi.
Con trai Lưu Bị là Lưu Thiện nghe tin dữ từ tiền tuyến báo về kinh hoảng vô cùng. Vì lẽ, xưa nay, mọi việc trong triều đình nhà Thục đều trông vào một tay Gia Cát Lượng, nay Lượng vì chuyện Bắc phạt mà chết, ai sẽ là người thay Lưu Thiện lo lắng chuyện quốc gia đại sự. Vì vậy, người ta nói rằng, Lưu Thiện sau khi nghe tin là khóc lóc chạy tới nơi chôn cất của Gia Cát Lượng, tự mình chủ trì nghi lễ chôn cất còn phong cho Gia Cát Lượng là “Trung Vũ hầu”.
Tam quốc diễn nghĩa hồi 104: “Rơi sao lớn, thừa tướng quy thiên; Trông tượng gỗ, Nguỵ quân mất vía” viết về Gia Cát Lượng. Ngụy Diên vô tình đạp tắt ngọn minh đăng khiến cho việc dâng sao giải hạn, mượn tuổi trời của Gia Cát Lượng bất thành, cuối cùng ông mất ở gò Ngũ Trượng.
Gia Cát Lượng là Thừa tướng nước Thục, cả đời cúc cung tận tụy, thậm chí khi biết bản thân không thể sống lâu được nữa, ông đã viết lại binh thư, kế sách, dặn dò di ngôn, chỉ vì muốn quân Thục có thể an toàn bảo trì lực lượng. Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng viết tờ di biểu dâng lên hậu chủ, xong xuôi lại dặn dò Dương Nghi rằng:
“Sau khi ta chết không thể làm đám tang, phất cờ đánh trống, các ngươi hãy làm một cái bàn thờ lớn, để thi thể của ta ngồi ở trên, trong miệng ngậm bảy hạt gạo, dưới chân đặt một ngọn đèn sáng, trong quân cứ giữ vẻ yên ổn như thường, không được than khóc buồn bã. Như vậy thì sao Tướng Tinh mới không rơi xuống, âm hồn ta tự khắc cũng nhấc lên được. Tư Mã Ý thấy sao Tướng Tinh không sa, tất nhiên sẽ không dám khinh cử vọng động, quân ta mới có thể âm thầm từng nhóm từng nhóm chậm rãi rút lui. Nếu như Tư Mã Ý đuổi theo, ngươi nên dàn thành trận thế, quay cờ đánh trống trở lại, rồi đẩy xe có tượng gỗ của ta ra phía trước quân, lệnh cho tất cả tướng sĩ đứng dàn hai bên trái phải, Tư Mã Ý nhìn thấy, tất sẽ sợ hãi bỏ chạy”.
Các tướng trung thành của Gia Cát Lượng là Dương Nghĩa, Khương Duy theo sự sắp xếp của Gia Cát Lượng, sau khi Lượng chết không phát tang ngay mà chỉnh đốn binh mã, rút quân về Hán Trung thật thần tốc nhưng phải trật tự, không để quân Tư Mã Ý phát hiện.
Nhưng không ngoài dự liệu của Khổng Minh, Tư Mã Ý quan sát thiên văn thấy một ngôi sao lớn màu đỏ, tia sáng toả ra bốn phía có góc, từ phía đông bắc chạy về hướng tây nam, sau đó đến thẳng Thục doanh. Ba lần sa xuống, lại ba lần vụt lên, tiếng chuyển ầm ầm.
Tư Mã Ý vui mừng la lớn: “Khổng Minh chết rồi!”. Lập tức truyền lệnh khởi binh đuổi đánh, nhưng vừa ra khỏi cửa trại lại nổi tâm đa nghi: “Khổng Minh có tài phù phép, có thể sai khiến thần Lục Đinh, Lục Giáp. Nay thấy ta không ra đánh, cho nên làm ra thuật này để dụ ta đây, nếu ta đuổi theo, tất sẽ trúng kế”. Nghĩ thế rồi quay ngựa trở vào, không đi nữa, chỉ sai Hạ Hầu Bá dẫn vài chục quân binh âm thầm đến gò Ngũ Trượng do thám tình hình.
Sau khi có tin báo về, quân Thục đều đã rút binh Tư Mã Ý lập tức xua quân đuổi theo, quyết một phen tiêu diệt quân của Gia Cát Lượng. Dương Nghĩa ra lệnh cho binh lính rải đinh sắt trên đường rút quân để cản trở quân địch. Tư Mã Ý không phải tay vừa, ra lệnh cho hơn 2000 binh sỹ đi những đôi giày có đế làm bằng gỗ mềm chạy trước đoàn quân khiến đinh sắt do quân Thục rải trên đường găm hết vào đế giày.
Quân đội Ngụy cứ theo đoàn quân giày gỗ này thuận lợi truy đuổi quân Thục. Tuy nhiên, khi quân Ngụy đuổi tới gần, quân Thục đột nhiên dựng cờ, gõ trống giống như chuẩn bị phản kích quân Ngụy. Quân Tư Mã Ý thấy vậy không dám truy đuổi nữa. Quân Thục nhờ vậy mà an toàn rút về Hán Trung.
Vì sao một người thông minh như Tư Mã Ý lại không dám truy đuổi quân Thục? Nguyên nhân là vì, trước khi chết, dự liệu rằng khi quân Thục rút lui, Tư Mã Ý tất sẽ đuổi theo vì vậy Gia Cát Lượng đã cho người đẽo một bức tượng của mình rồi đặt lên xe. Đến khi quân của Tư Mã Ý đuổi theo đến gần thì đẩy xe có bức tượng của mình lên phía trước. Tư Mã Ý vốn nghe phong thanh Gia Cát Lượng bị bệnh mà chết, vì thế quân Thục mới rút quân.
Nay khi đuổi sát tới nơi lại thấy Gia Cát Lượng vẫn điềm nhiên ngồi trước xe ra trước ba quân khiến Ngụy quân kinh hoàng, hồn bay phách tán, buông vũ khí bỏ chạy. Tư Mã Ý cũng sợ hãi bỏ chạy hơn năm mươi dặm mới bàng hoàng hỏi thủ hạ của mình: “Đầu của ta còn không?”.
Trận chiến này đã trở thành trò cười cho thiên hạ. Sau này trong dân gian lưu truyền câu nói, về sau đã trở thành tục ngữ phương ngôn: “Tử Gia Cát năng tẩu sinh Trọng Đạt” (Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống). Người đời sau còn làm thơ rằng:
Nửa đêm sao lớn rơi sờ sờ
Lại còn hồ nghi Lượng chết vờ
Muôn thuở người Xuyên cười Trọng Đạt
Sờ đầu lại hỏi mất hay chưa?
Tư Mã Ý quá thông minh do vậy cũng quá sức thận trọng vì thế đánh mất cơ hội tiêu diệt quân Thục. Người đời sau gọi sự kiện này là Xác giả Gia Cát Lượng đánh lui Tư Mã Ý.
- Video: Gia Cát Lượng chết vẫn khiến Tư Mã Ý sợ khiếp vía.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Sự thật hiếm ai biết về thân thế của Chí Phèo, bất ngờ danh tính hậu duệ nay vẫn sống ở làng Vũ Đại
CLIP: Cả gan đối đầu với voi châu Phi trưởng thành, tê giác bị đối thủ húc lật ngửa bụng