Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Đổng Trác hay Tào Tháo, mưu sĩ này mới là người tống tiễn cơ hội tái sinh của nhà Hán
Cuối thời Đông Hán các cuộc đấu đá giữa những thế lực chuyên quyền đối lập nhau đã biến hoàng thất nhà Hán chỉ còn là những kẻ bù nhìn. Triều chính đã rối ren, thiên hạ lại gặp thêm nạn thiên tai, dân chúng bị đẩy vào cảnh lầm than, khốn cùng. Cũng chính vì lý do này mà khi Trương Giác vừa phất cờ khởi nghĩa đã được không ít bách tính ủng hộ, tạo được thanh thế vô cùng lớn.
Thế nhưng cuộc khởi nghĩa do tầng lớp nông dân lãnh đạo khi đó lại thiếu sức chiến đấu nên đã bị đàn áp, về cơ bản không tạo thành thương tổn quá sâu sắc đối với một Đại Hán đã có 400 năm cai trị.
Sau đó, Đổng Trác vào kinh gây họa, làm loạn triều chính. Kẻ này mặc dù hám sắc, tàn bạo, nhưng quốc gia khi đó ít nhất vẫn duy trì các hoạt động bình thường, việc triều chính vẫn được giải quyết đều đặn, thế cục thiên hạ nhìn chung còn đang nằm trong phạm vi mà triều đình có thể khống chế.
Về sau, các chư hầu rục rịch khởi binh với danh nghĩa giúp Hoàng đế phạt Đổng Trác. Mặc dù mỗi người họ đều có tâm tư riêng, nhưng chí ít mục đích dấy quân trên danh nghĩa vẫn xuất phát từ lòng trung thành với Hán thất để khôi phục sự thống trị của triều đình Đại Hán.
Vì vậy, Đổng Trác hay Trương Giác hoặc các chư hầu vốn không phải là nguyên nhân chân chính gây ra cảnh loạn lạc. Những người "đầu sỏ" đứng sau thế cục phân tranh thời bấy giờ thực chất là 3 nhân vật có tiếng vào cuối thời Đông Hán. Một trong số đó chính là Giả Hủ - mưu sĩ nổi tiếng trong thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Giả Hủ (147-224), tự là Văn Hòa, người huyện Cô Tang, quận Vũ Uy tỉnh Cam Túc của Trung Quốc. Ông là một mưu sĩ nổi tiếng trong thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Giả Hủ được biết đến là một trong những quân sư giỏi và thân cận của Tào Tháo. Trước đó, ông từng theo Đổng Trác, Lý Thôi (còn gọi Lý Giác) và cuối cùng là Trương Tú trước khi gia nhập Tào Tháo. Giả Hủ là bậc công thần khai quốc của nhà Tào Ngụy. Đây cũng là mưu sĩ được Tào Tháo tin tưởng nhất. Giả Hủ là người thông minh, giỏi biết tính người, nhìn thấu tâm tư người khác. Giả Hủ “liệu việc như thần” là vì “hiểu người như thần”, “biết người cũng tự biết mình”.
Sau khi đầu hàng Tào Tháo, Giả Hủ hiểu rõ thân phận địa vị mình, một người đa mưu nhiều kế luôn là đối tượng để quân chủ lợi dụng và đề phòng. Vả lại Giả Hủ cũng mang tiếng là “phản đồ”, nên có thái độ đối nhân xử thế hết sức dè dặt. Giả Hủ bắt đầu ít nói, ít khi bày mưu kế, không mấy giao du bạn bè, việc hôn nhân của con gái cũng không dám kết thân với danh môn vọng tộc. Giả Hủ khép mình rất chặt, thực sự là thông minh.
Ông là phụ tá cho Tào Tháo, ủng hộ Tào Phi, đứng hàng thứ ba trong tam công, Giả Hủ vì tuổi già sức yếu nên mất khi 77 tuổi, được truy ích là Tiêu hầu. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã chứng tỏ mình là một mưu sĩ giỏi, một người có cơ trí, đoán biết thời thế và là một người con có hiếu.
Giả Hủ tống tiễn cơ hội tái sinh của nhà Hán
Năm 185, Hàn Toại ở phía tây bắc cùng với liên hợp với các bộ lạc ở Tây Lương bắt đầu nổi dậy. Nhà Đông Hán phong cho Đổng Trác làm tổng chỉ huy quân đội để chinh phục các cuộc nổi loạn ở đây. Với danh tiếng của mình, Giả Hủ được Đổng Trác phong làm mưu sĩ cùng tham gia chiến dịch.
Giả Hủ đã hiến nhiều kế sách quan trọng, giúp cho Đổng Trác giành thắng lợi trong cuộc đàn áp này và phát triển thực lực của ông ta, đó chính là điều kiện để sau này Đổng Trác tiến vào trung nguyên.
Năm 189, Đổng Trác tiến vào kinh đô Lạc Dương với lực lượng hùng hậu và mang theo dã tâm, nhanh chóng chuyên quyền, phế Hán Thiếu Đế, lập Hán Hiến Đế, bắt ép vua mới phong chức Thái sư và biến vua Hán trở thành bù nhìn.
Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ cho biết Đổng Trác vào Lạc Dương, Giả Hủ được lấy làm Thái úy duyện rồi Bình tây Đô úy, lại thăng lên làm Thảo lỗ Hiệu úy.
Tuy nhiên, Đổng Trác tàn bạo, bất nhân nên có nhiều kẻ thù, Giả Hủ dự đoán việc ngày bại vong của Đổng Trác, bèn tìm cớ rời khỏi ông này để tránh liên lụy sau này. Giả Hủ sau đó đã được bổ nhiệm làm mưu sĩ của Trung Lang tướng Ngưu Phụ, con rể của Đổng Trác khi đó đang đóng ở Thiểm Tây để phụ giúp việc quân.
Sau khi Đổng Trác bị Vương Doãn thừa dịp dùng kế ly gián để diệt trừ. Lúc bấy giờ, vương triều đại Hán chỉ cần ổn định thế cục là có thể khôi phục quyền lực.
Thế nhưng cả Vương Doãn và Lữ Bố đều chẳng thể tính toán chu toàn, một mực cự tuyệt đề nghị đầu hàng của các tướng lĩnh dưới quyền Đổng Trác, còn cố ý đuổi cùng giết tận.
Sau khi hay tin Đổng Trác vừa chết, các thủ hạ dưới quyền vốn có ý định chia nhau chạy trốn. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị một mưu sĩ là Giả Hủ phá vỡ.
Giả Hủ hiến kế cho Lý Thôi (còn gọi Lý Giác) tập hợp quân đội để chiếm Trường An để trả thù cho Đổng Trác.
Theo Tam quốc chí, khi Trác bại vong, Phụ cũng chết, mọi người rất sợ hãi, bọn Hiệu úy Lý Thôi, Quách Dĩ (còn gọi Quách Tỵ), Trương Tế muốn giải tán, sắp sửa quay về quê. Ông nói: "Nghe nói người trong thành Trường An bàn định muốn giết hết người Lương Châu, mà các ông bỏ mọi người ra đi một mình, thì một người đình trưởng cũng có thể bắt được các ông vậy. Chẳng bằng thống lĩnh mọi người ở phương tây, thu nhặt binh sĩ ở đó, vây đánh Trường An, vì Đổng công mà báo hận, may mà nên việc, phụng sự quốc gia để chinh phạt thiên hạ, nếu chẳng xong việc, bỏ chạy cũng chưa muộn vậy." Chúng cho là phải. Lý Giác bèn ở phía tây đánh Trường An."
Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, tình tiết này được đạo diễn biến tấu không phải do Giả Hủ nói mà do một người lính trong chướng của Lý Giác nói ra.
Lý Giác, Quách Tỵ phao tin Vương Doãn muốn giết hết người Tây Lương để kích động mọi người theo mình, tập hợp được lực lượng đông đảo, tiến vào đánh bại Lã Bố và nhanh chóng chiếm được Trường An.
Chính sự việc này đã khiến một Đại Hán vừa manh nha chút cơ hội xoay chuyển tình thế đã lại một lần nữa lâm vào đại nạn. Lời khuyên này của Giả Hủ cũng khiến nhân dân thành Trường An đã phải chịu nhiều tang tóc khi bè đảng của hai người này lộng quyền và lạm sát gây nên những trận "động loạn trong kinh thành".
Sử gia Bùi Tùng Chi đã chỉ trích rất gay gắt Giả Hủ, ông ta cho rằng: "Chiến loạn tứ phương, quốc gia phân liệt, tai ương xuất hiện liên tục. Bang quốc có nguy cơ bị diệt vong, lê dân chịu muôn điều oan khốc. Há chẳng vì lời nói suông của Giả Hủ chăng? Tội ác của Hủ, không gì to hơn! Những trận động loạn từ xưa đến nay, chưa từng thảm liệt như loạn Đổng Trác vậy!".
Có thể nói, mưu kế của Giả Hủ chính là nhân tố tống tiễn cơ hội tái sinh cuối cùng của vương triều này.
Thế nhưng xét vào tình thế lúc bấy giờ, quyết định của Giả Hủ vốn xuất phát từ việc bảo vệ mạng sống của bản thân mình. Có lẽ ngay chính bản thân ông cũng không ngờ mưu kế ấy lại gây ra những đại họa khôn lường về sau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?