Tam quốc diễn nghĩa: Lý do khiến Chu Du từ muốn quy hàng chuyển sang quyết đánh Tào Tháo tới cùng
Nhắc tới bộ tiểu thuyết bất hủ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, chắc chắn người hâm mộ sẽ không thể quên đi những màn so mưu đấu trí, biến hóa khôn lường giữa Khổng Minh và Chu Du - hai nhà mưu lược tài ba của Thục Hán và Đông Ngô thời Tam quốc. Nổi bật trong số đó phải kể đến giai thoại Khổng Minh dùng kế khích tướng khiến Chu Du quyết tâm đánh Tào Tháo.
Bối cảnh diễn ra mưu kế
Là giai đoạn Tào Tháo giành thắng lợi liên tục trong các trận chiến lớn. Bao gồm đánh bại Viên Thiệu ở trận Quan Độ năm 202 qua đó thống nhất vùng bình nguyên Hoa Bắc, tiêu diệt bộ tộc Ô Hoàn năm 207 ổn định hoàn toàn biên giới phía Bắc, dễ dàng kiểm soát Kinh Châu sau khi Lưu Biểu chết và con trai Lưu Tông đầu hàng, nối tiếp bằng thắng lợi trước Lưu Bị ở Trường Bản.
Vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13 (tức năm 208), Tào Tháo lấy danh nghĩa triều đình đem quân đánh Tôn Quyền-Lưu Bị.
Xét về lực lượng, Đại quân Tào Tháo trong trận Xích Bích vượt trội hoàn toàn so với quân Tôn-Lưu. Theo ghi chép chính sử, quân Tào có khoảng 220.000, trong đó đã bao gồm khoảng 7 vạn hàng binh Kinh Châu. trong khi đó, Tôn Quyền chỉ khoảng 5 vạn gồm 3 vạn quân của giao cho Chu Du chỉ huy, Lưu Bị có 10.000 quân và 10.000 quân của Lưu Kỳ.
Trong tình thế này để có thể đối đầu được với Tào Tháo bắt buộc Tôn-Lưu phải kết liên minh.
Khổng Minh khích Chu Du đánh Tào Tháo
Khi luận về trận đại chiến Xích Bích giữa ba phe Ngụy - Thục - Ngô trong lịch sử Tam quốc, có lẽ người đọc truyện Tam quốc sẽ không thể không nhớ tới giai thoại Khổng Minh - bậc đại quân sư của Thục quốc, người tự thân lặn lội đến với Đông Ngô, một mình dùng tài lập luận khẩu chiến với bá quan Đông Ngô trước mặt minh chủ Tôn Quyền, một mình dốc hết can đảm thuyết phục Tôn Quyền đồng ý hợp lực cùng Thục chống lại Tào Ngụy.
Nhưng nhiêu đó giai thoại về Khổng Minh vẫn chưa là gì so với sự kiện ông ghé thăm doanh phủ của Chu Du - Đại đô đốc của nước Đông Ngô thời bấy giờ, biết Chu Du là người minh chủ Tôn Quyền tin dùng, cũng là người gây được tác động tới Tôn Quyền trong việc: "Có nên hợp sức cùng Thục đánh Ngụy hay không?", do vậy sau buổi khẩu chiến với bá quan Đông Ngô, Khổng Minh đã sớm nhắm tới Chu Du.
Khổng Minh làm thân với Lỗ Túc - một triều thần của Đông Ngô rồi thông qua những buổi chầu rượu với Lỗ Túc, tìm hiểu về con người, tính cách của Chu đô đốc. Sau khi biết được mỹ nhân Tiểu Kiều là phu nhân của Chu Du, Khổng Minh đã lập tức làm sẵn một bản sửa của bài thơ phú Đài Đổng Tước nhằm chuẩn bị cho kế "khích tướng" Chu Du.
Là người đa đoan đề phòng trong chuyện công nhưng lại mềm yếu, dễ mất tự chủ trong chuyện tề gia. Đó là lý do vì sao Chu Du dễ dàng bị trúng kế khích tướng từ lời Khổng Minh.
Ngay trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi Chu Du nói sẽ quy hàng triều đình không đối đầu với Tào Tháo. Khổng Minh cũng liền giả bộ nghe theo và khen ngợi Chu Du là con người biết thời thế, và hiến kế cho Đông Ngô thoát nạn binh đao bằng cách dâng Đại Kiều và Tiểu Kiều cho Tào Tháo.
Khổng Minh đã đọc và luận bản sửa của bài thơ phú Đài Đổng Tước trước mặt Chu Du, đưa tới hàm ý Tào Tháo vì muốn cướp vợ của Chu Du mà sẽ đánh chiếm Đông Ngô, gây cảnh lầm than. Vì là người có tính tự ái cao nên sau khi nghe xong bài phú, Chu Du đã đùng đùng nổi giận, rút gươm khỏi bao, chỉ về phương Bắc mà thét lên rằng: "Chu Du ta thề không đội trời chung với giặc Tào!". Nghe xong câu nói này, Khổng Minh khéo lấy quạt lông vũ che đi nụ cười mãn nguyện của mình, điều đó có nghĩa kế khích tướng được lập dành cho Chu Du đã thành công mỹ mãn.
Tiểu Kiều là phu nhân của Chu Du.
Triển khai xong kế khích tướng với Chu Du, Khổng Minh biết việc Đông Ngô đồng ý hợp lực cùng Thục quốc chỉ còn là vấn đề thời gian.
Quả thực vậy, trước những lời tác động và phân tích chí lý từ Chu Du, minh chủ Tôn Quyền đã thuận theo và đồng ý để quân Đông Ngô liên thủ cùng nước Thục trước khi Tào Tháo dẫn quân đến thảo phạt.
Sau đó trận Xích Bích đã kết thúc với thắng lợi của phe Tôn-Lưu trước đại quân Tào Tháo. Chiến thắng này đã góp phần củng cố vị trí của Tôn Quyền và Lưu Bị ở hai bờ Trường Giang đồng thời ngăn cản việc Tào Tháo mở rộng phạm vi quyền lực xuống phía Nam Trung Hoa, tạo cơ sở cho sự hình thành hai nước Thục Hán và Đông Ngô sau này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh