Khám phá

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Mối quan hệ phức tạp của các anh hùng đương thời

Vào thời kỳ Tam Quốc, quần hùng nổi dậy, anh tài thiên hạ xuất hiện tranh đấu khắp nơi nhưng đánh đi đánh lại, hóa ra tất cả đều là 'người nhà'.

Những năm 220-280 là giai đoạn diễn ra "Thế chân vạc" nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, thiên hạ phân thành ba chính quyền lớn là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Thời điểm này, quần hùng nổi dậy, anh tài thiên hạ xuất hiện tranh đấu khắp nơi nhưng đánh đi đấu lại, hóa ra tất cả đều là "người nhà".

Lưu Bị và Tào Tháo

Lưu Bị và Tào Tháo

Hoàng đế khai quốc Thục Hán Lưu Bị là hậu duệ của Tây Hán Trung Sơn Tịnh Vương Lưu Thắng, là Hoàng thúc của Hán Hiến Đế Lưu Hiệp. Khi đang khống chế chính quyền nhà Hán trong tay, Tào Tháo đã gả cho Hán Hiến Đế ba cô con gái, một trong số đó là Hoàng Tiết, Hoàng hậu của Hán Hiến Đế, do đó Tào Tháo chính là nhạc phụ của Lưu Hiệp. Vậy nên có thể nói Lưu Bị và chính là thân thích bằng vai bằng vế có liên quan đến Hoàng đế Lưu Hiệp.

Lưu Bị, Tôn Quyền, Viên Thuật và Viên Thiệu

Viên Thiệu và Viên Thuật

Để thắt chặt liên minh Tôn-Lưu chống Tào, Lưu Bị đã cưới Tôn Phu Nhân là em ruột của Tôn Quyền. Vì thế Tôn Quyền chính là anh vợ của Lưu Bị. Ngoài ra, Tôn Quyền lại cưới con gái của Viên Thuật, phải gọi Viên Thuật là nhạc phụ, đồng thời Viên Thuật và Viên Thiệu lại là anh em một nhà. Vì thế dựa theo mối quan hệ liên quan với Tôn Quyền, Lưu Bị phải gọi Viên Thuật và Viên Thiệu là chú.

Mặt khác, Lưu Bị là Hoàng thúc của Hán Hiến Đế, Tôn Quyền lại là anh rể của Lưu Bị, vì vậy Hán Hiến Đế phải gọi Tôn Quyền là bác và Tôn Quyền đồng thời cũng có mối quan hệ thân thích với Tào Tháo.

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý

Gia Cát Lượng có một người anh em cùng họ tên là Gia Cát Đản, Gia Cát Đản có một người con trai tên là Gia Cát Xung, Gia Cát Xung lại có một người con gái tên là Gia Cát Uyển gả cho Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm. Như vậy Gia Cát Lượng chính là ông họ bên ngoại của Tấn Vũ Đế và cùng vai vế họ hàng với Tư Mã Ý.

Trương Phi và Tào Tháo

Trương Phi

Thê tử của Trương Phi là cháu gái Hạ Hầu Uyên, trong một lần Trương Phi không cẩn thân mà "cướp" đi, sau biết được danh môn của người con gái đó nên Trương Phi đã cưới về làm vợ. Hạ Hầu Uyên vốn lại là anh em cột chèo với Tào Tháo, như vậy Trương Phi dù nhiều lần ra trận mắng chửi, chiến đấu với Tào Tháo nhưng suy cho cùng vẫn phải gọi Tào Tháo là "ông".

Như vậy có thể thấy thời kỳ Tam Quốc không chỉ cuộc tranh hùng của ba chính quyền lớn nhất đương thời, mà còn là cuộc nội đấu của các gia tộc lớn nhất lúc bấy giờ.

Theo Hoa Vũ/Đời Sống & Pháp Luật
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo