Khám phá

Tam quốc diễn nghĩa: Phạm vào những điều tối kỵ, Quan Vũ vẫn được Tào Tháo hết sức trọng dụng

Một người đa nghi như Tào Tháo, rất khó để tha thứ cho việc người khác phản bội mình, tại sao vẫn luôn một mực ưu ái Quan Vũ.

"Vùng tối" Tam Quốc diễn nghĩa: Nước cờ Đương Dương / Giải mã “vùng tối Tam Quốc diễn nghĩa": Bao nhiêu Xích Bích?

Tào Tháo (155 – 220), tự Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Trong cuộc đời cầm quân của mình, ông từng lập nên nhiều chiến công hiển hách, vang danh thiên hạ. Kể về ông có hàng trăm, hàng nghìn giai thoại.

Tào Tháo

Tào Tháo

Tào Tháo không chỉ mưu lược hơn người mà ông còn là một người đa nghi bậc nhất trong thiên hạ bấy giờ, dân gian thường ví “nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo” để nói về tính cách đa nghi của ông, thế nhưng, có một người khiến Tào Tháo chấp nhận để người ta phụ mình, chấp nhận cho đi mà không mong nhận lại, chấp nhận như là một trong những hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời. Người đó chính là Quan Vũ, tự Vân Trường.

Ban đầu khi Tào Tháo thu nhận Quan Vũ, cục diện giữa Tào và Thiệu đang ở giai đoạn chiến đấu ác liệt nhất. Đối mặt với thế lực mạnh mẽ của Viên Thiệu, ngay cả khi giành được thắng lợi ở trận Quan Độ cũng không nắm chắc được có thể lấy được địa bàn của Thiệu.

Đặc biệt nhờ trận chiến này, Tào Tháo phát hiện rất nhiều thuộc hạ của mình trước đó đã lén lút liên lạc người của Viên Thiệu. Như vậy có thể chứng minh điều cần quan tâm lúc này nhất không phải là làm cách nào chiếm lĩnh địa bàn của Viên Thiệu mà chính là phải làm thế nào để duy trì đoàn kết binh lính thuộc hạ.

Đối với việc lôi kéo lòng người, Tào Tháo trước hết phải cân bằng tất cả các thế lực xung quanh, sau đó tạo ra tấm gương trước hàng vạn người. Trong ba thế lực lớn nhất của Tào Ngụy, Tào Thị nhất định sẽ ủng hộ nâng đỡ, cùng chia sẻ vinh nhục, gia tộc, còn lại thuộc vào loại cơ hội, tức là ai mạnh thì theo kẻ đó.

 

Tầng lớp dân thường do Ngũ Tử Lang Tướng đứng đầu chính xác là thế lực Tào Tháo cần lôi kéo. Trùng hợp là, ngay lúc này vị tinh anh trong lòng dân chúng Quan Vũ xuất hiện.

Điều này quả thực đã khiến Tào Tháo mừng thầm trong lòng, Quan vũ xuất hiện đúng thời điểm, tự nhiên sẽ được nhận đãi ngộ long trọng, thậm chí là quan tâm tỉ mỉ chu đáo của Tào. Bản thân Quan Vũ là người hăng hái, không chịu thua kém, trong trận chiến Quan Độ cũng lập chiến công không hề nhỏ.

Nói một cách khách quan, công lao mà Quan Vũ lập được so với công sức những tướng lĩnh đi theo Tào Tháo nhiều năm không hề đáng nói. Bởi vậy việc trọng dụng Quan Vũ của Tào chỉ đơn thuận là khích lệ tinh thần những binh lính xuất phát từ gia đình thường dân. “Chỉ cần ngươi có chiến công, Tào Tháo ta nhất định sẽ luận công trọng thưởng”.

Quan Vũ phụ Tào Tháo

Ngôi sao - Tam quốc diễn nghĩa: Phạm vào những điều tối kỵ, Quan Vũ vẫn được Tào Tháo hết sức trọng dụng (Hình 2).

Tuy nhiên cuối cùng Quan Vũ cũng rời đi, nói về lý do rất nhiều người cho rằng vì còn luyến tiếc tình nghĩa huynh đệ với Lưu Bị, cũng có thể do nếu đi theo Tào Tháo sẽ không thể thực hiện vực dậy nhà Hán thuở xưa của Quan Vũ. Thực tế, nếu Quan Vũ không rời đi, về lâu về dài không còn giá trị lợi dụng, Tào Tháo liệu có còn trọng dụng Quan Vũ?

 

Mặc dù sự dũng mãnh, quả cảm của Quan Vũ là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên lại không đủ để bù đắp những thiếu sót trong tính cách của ông ta. Tào Tháo chắc chắn phải biết rõ điểm này. Khi ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi cùng Tào Tháo đi săn ở Hứa Xương, Quan Vũ và Trương Phi từng có ý định muốn nhân cơ hội giết Tào Tháo, nhưng Lưu Bị ngăn cản.

Vậy nên sau này, khi Lưu Bị ba người bị đại quân Tào Tháo vây quét đến Hạ Khẩu, Phán Châu, Quan Vũ đã lên tiếng quở trách Lưu Bị không nghe lời mình.

Ngôi sao - Tam quốc diễn nghĩa: Phạm vào những điều tối kỵ, Quan Vũ vẫn được Tào Tháo hết sức trọng dụng (Hình 3).

Ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi.

Ngoài chuyện này, trong thời gian Quan Vũ trấn thủ ở Cảnh Châu, được tin Mã Siêu đầu hàng Lưu Bị, đã vội vã viết thư hỏi Gia Cát Lượng về Mã Siêu. Gia Cát Lượng hiểu rõ tính của Quan Vũ, nhanh chóng hồi đáp: “Mã Siêu dù có giỏi đến mấy, cũng không thể sánh được với Quan Vân Trường.”

Quả nhiên Quan Vũ rất hài lòng với câu trả lời này, cầm bức thư không ngừng đắc ý, mình vẫn là Đệ nhất mãnh tướng của Thục Quốc.

Có thể thấy, Quan Vũ không những luôn đối đầu với tướng lĩnh của mình, còn không thể che giấu được sự ham thích hư vinh, theo đuổi lợi ích cá nhân.

 

Tháng 5/200, Quan Vũ cùng Trương Liêu theo Tào Tháo đi men theo sông Hoàng Hà về phía tây đến cứu Diên Tân. Viên Thiệu cùng Lưu Bị và Văn Sú mang quân đuổi theo. Quan Vũ giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu một trận nữa tại đây, giết chết được Văn Sú. Vì lực lượng ít hơn địch nên sau đó Tào Tháo hạ lệnh lui quân về phía nam Tế Thủy, tức là bến Quan Độ đóng đồn, còn Viên Thiệu đóng lại ở Diên Tân.

Sau trận Diên Tân, hai bên tạm hưu chiến. Tào Tháo càng khâm phục Quan Vũ, ban thưởng cho ông rất nhiều. Còn Quan Vũ đã được trời ban cho cơ hội báo đáp trọng tình của Tào Tháo, không còn khúc mắc ở trong tâm nữa.

Ngôi sao - Tam quốc diễn nghĩa: Phạm vào những điều tối kỵ, Quan Vũ vẫn được Tào Tháo hết sức trọng dụng (Hình 4).

Khí phách của một bậc anh hùng, can trường đầy nghĩa khí.

Lưu Bị thấy Viên Thiệu không đủ tài năng để chống chọi lại Tào Tháo nên bỏ đi. Trong khi đó, ở bản doanh của Tào Tháo, Quan Vũ cũng gói ghém toàn bộ tặng phẩm của Tào Tháo để lại, viết một lá thư cáo biệt và lẳng lặng ra đi.

Tào Tháo vì muốn lưu giữ Quan Công để sử dụng sau này nên không cấp giấy qua ải, nhưng cũng không sai tướng đuổi bắt. Các tướng của Tào Tháo không cho Quan Công qua ải nên ông phải mở đường máu mà đi. Quan Công đã qua 5 ải chém 6 tướng của Tào Tháo. Vậy mà Tào Tháo vẫn truyền công văn cho các ải thả cho Quan Vũ đi, thì có thể thấy tấm lòng Tào Tháo ái mộ tài năng, phẩm hạnh của Quan Vũ như thế nào.

Lý do Tào Tháo cảm kích Quan Vũ

 

Sử gia Bùi Tùng Chi khi chú giải Tam quốc chí đã không khỏi cảm thán khi viết lại đoạn tư liệu lịch sử này: “Tào Công biết Quan Vũ không ở lại mà lòng càng thêm yêu mến cái chí của ông. Quan Vũ bỏ đi mà Tào Tháo không đuổi theo để tán thành cho cái nghĩa của ông. Đây chẳng phải là sự độ lượng của bậc bá vương sao, ai có thể làm được như vậy? Điều này đã miêu tả chân thực cái đạo đức lương thiện của Tào Công”.

Có thể thấy điều mà Tào Tháo kính phục Quan Vũ không phải là sức mạnh, không phải là Thanh Long Yển Nguyệt đao mà là nghĩa khí của ông. Bởi thế nên, khi từ tạ, Quan Vũ qua 5 cửa ải, chém 6 tướng mà Tào Tháo vẫn bỏ qua cho ông, không sai quân truy kích. Đó không giống với tính cách của thông thường của Tào Tháo. Thực tế, Tào Tháo là một minh chủ, rất trọng đãi hiền tài, hoàn toàn không ích kỷ, xấu xa như người ta tưởng.

Tào Tháo đặc biệt quý trọng những nghĩa sĩ trung liệt, phải là “trung liệt” như Quan Vũ thì mới có được kết cục “ngoại lệ” như vậy. Hãy nhớ lại chuyện của Lã Bố. Cũng là một mãnh tướng, cũng hàng Tào, thậm chí còn hàng với thái độ thành khẩn, ngoan ngoãn hơn nhưng cuối cùng vẫn bị Tào Tháo lấy mạng vì sự bất nghĩa của mình.

Cái nghĩa của Quan Vũ là quá lớn, không vì tiền bạc, công danh mà quên tình nghĩa năm xưa với Lưu Bị. Chính vì sự “trung nghĩa” này của Quan Vũ mà Tào Tháo cực kỳ nể trọng ông, nên quyết định “phá lệ” duy nhất một lần. Đó có thể coi là lần duy nhất Tào Tháo để người “phụ mình” trong lịch sử.

Theo Quốc Tiệp/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm