Khám phá

Tam quốc diễn nghĩa: Chân Dung mãnh tướng xếp sau Lã Bố của Đổng Trác

Là một trong tứ đại mãnh tướng của Đổng Trác, Lý Giác chỉ xếp sau Lã Bố và nắm triều đình nhà Hán trong tay.

Ngựa xích thố huyền thoại của Quan Vũ, Lã Bố ngoài đời như thế nào? / Lã Bố chưa từng giết qua danh tướng, mới chỉ giết hai tướng thường, vì sao vẫn được xưng là "Đệ nhất chiến thần Tam quốc"?

Đổng Trác (132 - 192), tự Trọng Dĩnh, là một tướng quân phiệt và quyền thần nhà Đông Hán, đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Chân Dung mãnh tướng xếp sau Lã Bố của Đổng Trác

Đổng Trác trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Ông nổi tiếng là một gian thần, một quân phiệt tàn bạo, giữ chức Thứ sử Tịnh Châu. Lợi dụng sự tiến cử của Viên Thiệu với Đại tướng quân Hà Tiến, người đang muốn tiêu diệt thế lực hoạn quan, Đổng Trác đã tiến kinh khống chế kinh thành, phế Hán Thiếu Đế Lưu Biện, lập Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.

Khi đó, các lộ chư hầu trong nước, đứng đầu là Viên Thiệu, bất bình với sự chuyên quyền tàn độc của Trác, đã liên minh để thảo phạt Đổng Trác. Sau đó, các chư hầu xảy ra tranh chấp, dẫn đến bạo loạn. Đổng Trác bức ép Hiến Đế và triều đình bỏ Lạc Dương và Trường An, cố thủ ở đó.

Đổng Trác vốn xuất thân từ một gia đình võ quan, cha là Đổng Nhã làm quan Huyện úy huyện Luân Thị đất Dĩnh Xuyên, chỉ huy quân lính ở huyện, duy trì trật tự an ninh địa phương. Từ nhỏ Đổng Trác được cha đưa về Lương châu ở chung với người Khương. Người dân ở đây do giao tiếp nhiều với người dân tộc Khương, cưỡi ngựa bắn cung, tập thành tính tình hung hãn mạnh bạo.

Nhờ những kỹ năng cưỡi ngựa bắn cung giỏi mà về sau đội quân Tây Lương của Đổng Trác trở thành nỗi khiếp sợ trên chiến trường, khiến cho không ai muốn đối đầu trực tiếp với ông. Không chỉ sợ hữu đội quân dũng mãnh mà dưới chướng của Đổng Trác cũng có những mãnh tướng khiến quân địch chỉ nghe tên đã khiếp sợ.

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Chân Dung mãnh tướng xếp sau Lã Bố của Đổng Trác (Hình 2).

Lã Bố trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Trong tập 3 phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, khi tham gia liên minh chống Đổng Trác do Viên Thiệu cầm đầu, Tào Tháo là người am hiểu quân Tây Lương của Đổng Trác nhất. Tại đây Tào Tháo có nói đến tứ đại mãnh tướng của Đổng Trác: thứ nhất là Lã Bố, thứ hai là Lý Giác (Lý Quyết), thứ ba là Quách Dĩ (Quách Tỵ), thứ tư là Hoa Hùng.

 

Lã Bố không chỉ là mãnh tướng số một của Đổng Trác mà còn của cả thời kỳ Tam quốc, khi nhắc tới tài năng võ thuật của vị tướng này, người thời bấy giờ vẫn thường lưu truyền câu nói: “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố” (người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh hai cực phẩm chốn nhân gian này. Vậy mà Lý Giác có thể xếp sau Lã Bố trong hàng ngũ quân Tây Lương của Đổng Trác đủ để thấy sức mạnh đáng gờm của mãnh tướng này.

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Chân Dung mãnh tướng xếp sau Lã Bố của Đổng Trác (Hình 3).

Lý Giác trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Lý Quyết (?-198), nhiều tài liệu tiếng Việt phiên thành Lý Thôi hay Lý Giác, tên tự là Trĩ Nhiên, là người Lương châu, là dòng dõi danh tướng Lý Quảng nhà Tây Hán. Sau này Lý Giác là một quân phiệt nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia cuộc chiến quân phiệt, nắm triều đình nhà Hán trong 3 năm và cuối cùng bị giết.

Xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung từ hồi 5 đến hồi 13. Khi xuất hiện, Lý Giác đóng vai trò là bộ tướng của Đổng Trác tham chiến chống chư hầu.

Sau cái chết của Đổng Trác, hình ảnh Lý Giác đánh Trường An và thao túng chính trường, xung đột với Quách Dĩ được mô tả khá gần với sử sách. Tuy nhiên tình tiết ông cùng Quách, Trương, Phàn đi đánh Trường An báo thù lại được kể là đi cùng với Ngưu Phụ, trong khi sử sách xác nhận lúc đó Ngưu Phụ đã chết. Không những thế, Lý Giác còn được La Quán Trung mô tả là người chỉ huy Ngưu Phụ chứ không phải dưới quyền Ngưu Phụ.

Từ khi thôi nắm vua Hán Hiến Đế, ông không còn xuất hiện. Cái chết của Lý Giác cũng chỉ được biết tới qua lời tâu báo của thuộc hạ cho Tào Tháo biết tình hình.

 

Trong Tam quốc diễn nghĩa là vậy còn cuộc đời binh nghiệp của vị tướng lấy lừng từng nắm triều đình nhà Hán trong tay này ra sao. Mới quý vị độc giả xem tiếp trong phần 2 Tam quốc diễn nghĩa: Chân Dung mãnh tướng xếp sau Lã Bố của Đổng Trác.

Theo Quốc tiệp/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm