Tam quốc diễn nghĩa: Tào Tháo, một con người khác ít người biết đến
Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác, đánh bại lần lượt các chư hầu như Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương bắc nhưng lại thất bại khi tiến xuống phía nam vì gặp phải sự kháng cự của liên minh Tôn - Lưu, chấm dứt khả năng thống nhất đất nước khi ông còn sống. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ. Nhưng đa số mọi người đều công nhận, Tào Tháo đã từng là thần tử năng nổ tích cực, đã từng bất chấp nguy cơ bị giáng chức để dâng sớ tâu bày điều hay, bảo vệ người ngay, ngăn cản kẻ xấu. Chỉ tiếc là mọi nỗ lực can gián đều thất bại. Hoạn quan tiếp tục lộng hành, làn sóng cải cách bị ngăn chặn.
Năm 20 tuổi, Tào Tháo thi đỗ Hiếu liêm. Ông được quan Kinh Triệu doãn là Tư Mã Phòng (cha của Tư Mã Ý) tiến cử giữ chức Bắc bộ Úy (coi giữ phía bắc) ở kinh thành Lạc Dương đã nổi tiếng là người nghiêm túc. Sau khi đến nhiệm sở, ông cho đặt roi ngũ sắc trước cửa công đường, hễ ai phạm tội đều trị thẳng tay. Chú của đại thần Kiển Thạc là Kiển Thúc phạm tội vác dao đi đêm, ông sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vì nể. Vì gia thế Tào Tháo rất lớn nên vụ việc này ông không gặp rắc rối, tiếng tăm ông cũng từ đó vang khắp kinh thành.
Sau đó, Tào Tháo giữ chức tướng quốc nước Tế Nam, ông lại liên tiếp đứng ra tố cáo các quan tham phạm pháp; sau đó lại phá hơn 600 ngôi miếu thờ mà triều đình không cho phép thờ cúng.
Năm 184, cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tào Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều đình đàn áp thành công, nên được Hán Linh Đế phong làm Điển quân hiệu úy trong triều.
Khi đó mâu thuẫn giữa phe ngoại thích do Hà Tiến đứng đầu và hoạn quan ngày càng gay gắt. Tào Đằng đã mất, Tào Tháo tuy xuất thân trong gia đình hoạn quan nhưng lại đứng về phía ngoại thích Hà Tiến. Năm 189, Hà Tiến bị hoạn quan lừa giết, Tào Tháo hợp sức với một thủ hạ khác của Hà Tiến là Viên Thiệu đánh vào cung, giết chết các hoạn quan.
Sau đó Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác - vốn trước được Hà Tiến triệu về kinh - khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư. Năm 190, Tào Tháo được Đổng Trác phong lên chức Kiêu kỵ hiệu úy. Sau đó, Tào Tháo muốn giết Đổng Trác nhưng kế hoạch bị bại lộ, nên phải bỏ trốn khỏi Lạc Dương.
Khi chạy tới Thành Cao phía bắc Trịnh Châu, Tào Tháo ghé vào nhà người quen là Lã Bá Sa. Do hiểu lầm, thấy nhà Lã Bá Sa mài dao định giết lợn, Tào Tháo tưởng là họ giết mình nên đã giết cả nhà Bá Sa.
Sau đó Tào Tháo chạy về phía đông tới huyện Trung Mâu. Có viên Bảo trưởng thấy ông có vẻ lén lút, cho rằng ông là đinh tráng trốn binh dịch bèn bắt giữ. Nhưng sau đó Tào Tháo được một viên Công tào cứu giúp, thuyết phục được Huyện lệnh Trung Mâu thả ông ra.
Tam quốc diễn nghĩa tường thuật việc Tào Tháo ám sát Đổng Trác không thành mới bỏ trốn; được Trần Cung thả ở Trung Mâu trước và giết Lã Bá Sa khi đi cùng Trần Cung xảy ra sau; nhưng thực ra việc giết Bá Sa không có mặt Trần Cung và sử không chép rõ viên huyện lệnh Trung Mâu có phải Trần Cung hay không
Tào Tháo từ Trung Mâu chạy về phía đông Trần Lưu. Đúng lúc đó Viên Thiệu phát hịch đi các trấn kêu gọi đánh Đổng Trác. Ông bàn mưu với Thái thú Trần Lưu là Trương Mạo khởi binh chống Đổng Trác. Bản thân Tào Tháo được Vệ Tư tặng tiền bạc để mộ quân. Con cháu họ Tào và họ Hạ Hầu đi theo Tào Tháo rất đông. Ông mộ được 5000 người, đi đánh Đổng Trác dưới quyền Trương Mạo; cùng đi theo Trương Mạo còn có Bào Tín cũng mộ được 2 vạn quân.
Tam quốc diễn nghĩa kể rằng Tào Tháo chính là người hiệu triệu chư hầu chống Đổng Trác và không ở dưới quyền ai trong các lộ chư hầu.
Tào Tháo gia nhập liên quân của Viên Thiệu và chư hầu, thảo phạt nghịch tặc Đổng Trác, tưởng đâu là chuyện ai cũng muốn làm, nhưng hóa ra không phải. Liên quân tụ họp xong, ngoài Tào Tháo và Tôn Kiên, không có ai động binh. Tào Tháo binh ít tướng thiếu, thua về tay Từ Vinh (tướng của Đổng Trác), đến khi quay về đại bản doanh liên quân ở Toan Tảo, chỉ thấy “chư quân binh lực hơn chục vạn, ngày ngày tụ họp uống rượu, chẳng mưu tính tiến thủ gì”. Liên quân lúc này lộ rõ bản chất tự tư, chẳng những khước từ mưu kế của Tào Tháo, lại quay sang tàn hại nhau hòng chiếm địa bàn cho riêng mình. Thứ sử Duyện châu Lưu Đại giết chết Thái thú Đông quận Kiều Mạo. Thái thú Bột Hải Viên Thiệu bức hiếp Ký châu mục Hàn Phức, cướp đoạt Ký châu.
Triều đình Đông Hán làm Tào Tháo thất vọng. Nhưng những con người hiện tại của Hán triều mới thật sự khiến Tào Tháo tâm tàn ý lạnh. Lúc liên quân dùng dằng không tiến, Tháo đã từng thẳng thắn phê bình “Các ông ôm mối ngờ vực không chịu tiến, làm mất lòng trông ngóng của thiên hạ, ta trộm vì các ông mà xấu hổ!”. Nhưng khi liên quân quay sang xâu xé nhau vì tư lợi, thì Tào Tháo không chỉ xấu hổ cho họ, mà còn nhận ra rằng, không thể trông đợi được bất cứ ai trong số các “thần tử Hán triều” đó.
Từ lúc đó, Tào Tháo quyết định sẽ hành động một mình. Năng thần phải có quyền lực để trấn áp gian thần. Không có quyền lực, mọi ước muốn cải cách chỉ là trên giấy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất