Tam quốc diễn nghĩa: Tào Tháo Trúng kế trá hàng suýt mất mạng và cái kết bất ngờ
2 bữa cơm làm thay đổi cục diện Tam Quốc, cả 2 lần Tào Tháo đều bị qua mặt ngoạn mục / Vì sao Tào Tháo cả đời tự phụ vẫn phục sát đất Tôn Quyền?
Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đưa ra quan điểm phê phán Tào Tháo nhưng cũng có những người không ngớt lời khen. Danh thần Đông Hán Kiều Huyền nói với Tào: “Thiên hạ sắp đại loạn, chỉ có bậc nhân tài kiệt xuất mới có thể đứng ra giải cứu thiên hạ. Lẽ nào người đó chính là các hạ?”.
Nhà phân tích thời Đông Hán, Hứa Thiệu cũng từng nhận định: “Tào Tháo là năng thần trị thiên hạ, là gian hùng thời loạn thế”.
Học giả hiện đại Dịch Trung Thiên nói, Tào Tháo “vừa thông minh tuyệt đỉnh, vừa ngu ngốc vô cùng; vừa gian trá giảo hoạt, vừa thẳng thắn trung thực; vừa khoáng đạt đại độ, vừa đa nghi; vừa khoan hồng đại lượng lại vừa hẹp hòi ích kỷ”.
Có thể nói, Tào Tháo vừa có phong phạm của bậc tuấn kiệt, có khí phái anh hùng, nhưng cũng không kém phần tiểu nhân, “tính khí Diêm Vương, tấm lòng Bồ Tát”.
Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, một lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là người luôn hoạt động, dám nghĩ dám nói dám làm. Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông coi Tào Tháo là "vua của các bậc đế vương”.
Sử gia Trần Thọ đánh giá về Tào Tháo trong Tam quốc chí như sau: “Thái Tổ tính kế bày mưu, đánh dẹp trong nước, tỏ phép hay của Thân, Thương, bày kế lạ của Hàn, Bạch, chọn dùng người hiền tùy vào tài năng, quyền biến ngang dọc, không hiềm thù cũ, rút cuộc nắm giữ mệnh vua, làm nên nghiệp lớn. Thái Tổ có mưu lược sáng suốt hơn tất cả, hoặc có thể nói là người khác thường, bậc hào kiệt hơn đời vậy”.
Đánh giá về Tào Tháo, nhà nghiên cứu Tào Hồng Toại viết: “Tào Tháo là nhà chính trị kiệt xuất thời phong kiến, xứng đáng được gọi bằng hai chữ "anh hùng"… Tào Tháo hùng tài đại lược, dũng cảm mưu trí hơn người nhưng cũng là kẻ đa nghi, nham hiểm và tàn nhẫn... Ông dung hợp được 3 loại Pháp - Thuật - Thế trong tranh giành quyền lực, đồng thời có thể vận dụng linh hoạt. Chính vì tính cách con người Tào Tháo rất nhiều mặt nên đời sau cũng có những đánh giá về ông rất khác nhau”.
Tuy nhiên, cũng bởi Tào Tháo sẵn sàng đi theo con đường bá đạo để lập nghiệp, dùng người cốt hiệu quả mà không tính đến phẩm chất đạo đức nên dù được coi là đệ nhất gian hùng thời Tam quốc và nổi tiếng đa nghi nhưng Tào Tháo cũng không thể tránh khỏi thất bại thảm hại bởi dính phải kế trá hàng của đối thủ.
Mắc mưu Trương Tú-Giả hủ, suýt chết ở Uyển Thành
Để làm chủ trung nguyên, Tào Tháo tính từng bước thôn tính các chư hầu. Ông tránh xung đột với Viên Thiệu là lực lượng mạnh nhất ở Hà Bắc, chủ trương diệt các lực lượng yếu trước. Ông chú tâm dẹp Trương Tú (ở Nam Dương) là lực lượng ở gần Hứa Xương, có khả năng uy hiếp ông; kế đó tính đến các chư hầu phương đông và đông nam. Đối với Mã Đằng và Hàn Toại ở xa, ông sai mưu sĩ Chung Do đến Tây Lương thuyết phục hai người trung thành với triều đình nhà Hán. Nhờ vậy ông có thể rảnh tay thực hiện các tính toán của mình.
Đầu năm 197, Tào Tháo mang quân từ Hứa Xương đi đánh Nam Dương, tiến quân đến Dục Thủy. Trương Tú, khi đó vừa tiếp quản quân đội của chú mình là Phiêu kị tướng quân Trương Tế, liệu thế khó chống nổi nếu quyết chiến bèn hỏi kế mưu sĩ Giả Hủ.
Giả Hủ, người sau này trở thành quân sư bất bại của Tào Tháo, khuyên Tú cứ hàng trước rồi lựa tình hình tính tiếp bước sau. Tú hàng Tào nhưng theo mưu của Hủ, xin cho quân lính dưới quyền mình vẫn được mặc giáp và mang theo vũ khí. Tào Tháo không nghi ngờ, bằng lòng cho phép.
Thời cơ chín muồi, trong một đêm không trăng, Trương Tú bất ngờ mang quân đột kích kết hợp hỏa công vào doanh trại Tào Tháo. Tào Tháo bị một trận nguy khốn ở Uyển Thành, trúng phải tên từ quân Trương Tú, nhờ có mãnh tướng Điển Vi đánh chặn một cửa nên có thời gian đi thoát.
Sau đó quân Trương Tú, theo kế sách đã định của Giả Hủ, đánh từ cửa khác vào trại, giết chết Điển Vi. Con cả Tào Tháo là Tào Ngang cũng thiệt mạng trong trận chiến Uyển Thành. Tào Tháo sau đó phải lui quân về Vũ Âm. Rất may trong thời gian đó Viên Thuật đang tranh giành với Lã Bố ở phía đông nên không gây khó khăn gì cho ông.
Tào Tháo chấp nhận cho Trương Tú hàng, không kể lại thù cũ
Sau đó Tào Tháo lại mang quân đánh Trương Tú. Sau 2 lần giao chiến, Tú không địch nổi, bỏ chạy về Kinh châu theo Lưu Biểu. Tào Tháo bèn lấy danh nghĩa Hán Hiến Đế phong cho Tôn Sách ở Giang Đông - địa bàn liền kề với Lưu Biểu - làm Ngô hầu, Thảo nghịch tướng quân, gợi ý Tôn Sách kiềm chế Lưu Biểu, không cho Biểu dốc toàn lực chi viện cho Trương Tú.
Năm 199, hai quân phiệt lớn Viên Thiệu và Tào Tháo bắt đầu giao tranh để giành quyền bá chủ phương bắc thì Trương Tú thế yếu, nhận ra việc Lưu Biểu dung nạp mình chỉ để làm vùng đệm với Tào Tháo. Cả Viên Thiệu và Tào Tháo đều sai sứ đến dụ Trương Tú. Ông không quyết định được bèn hỏi Giả Hủ. Giả Hủ khuyên ông nên theo Tào Tháo.
Trương Tú nghe theo Giả Hủ, mang quân đến xin quy phục Tào Tháo. Tào Tháo không nhắc tới chuyện xung đột trước đây, thu nhận ông đầu hàng. Trương Tú được Tào Tháo ban chức Dương Vũ tướng quân, phong là Liệt hầu. Sau đó Tào Tháo còn kết thông gia với ông, cho con trai là Tào Quân lấy con gái ông. Còn Giả Hủ từ đó trở thành mưu sĩ của Tào Tháo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý