Khám phá

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Vì sao Lưu Bị đánh trận không thiếu lương thảo còn Gia Cát Lượng thì ngược lại?

Lưu Bị đánh trận gần như chưa bao giờ bị thiếu thốn lương thảo nhưng Gia Cát Lượng khi xuất quân phạt Bắc lại thường xuyên vì lương thực mà ngậm nỗi sầu.

Lưu Bị đánh trận thường không bị thiếu lương còn Gia Cát Lượng thì ngược lại.

Vào thời kỳ hỗn loạn ở giai đoạn cuối Đông Hán, rất nhiều nhân vật từ khắp nơi nổi dậy, ôm trí đoạt thiên hạ. Cho dù họ xuất thân cao quý hay nghèo hèn, nhân phẩm ra làm sao nhưng có thể đứng vững ở cái giai đoạn loạn thế này đều không phải là những nhân vật tầm thường.

Có thể kể đến Đổng Trác, Viên Thuật, hay bộ ba "chân vạc" kinh điển Tào Tháo-Lưu Bị-Tôn Quyền. Để có thể nắm lấy đại quyền, đứng đầu một phương, hiệu triệu thiên hạ, bọn họ đều có đều phải trải qua vô số trận chiến gam go, gian khổ.

Có thể đứng vững trong thời kỳ loạn lạc đều là những nhân vật không tầm thường.

Đặc biệt là. Từ một nghĩa sĩ đánh thuê với chỉ 2 mãnh tướng Quan-Trương trong tay, Lưu Bị từng bước từng bước độc chiếm một phương, xây dựng được một thế lực hùng mạnh. Chỉ tiếc sau đó, Quan Vũ kiêu ngạo, đánh mất Kinh Châu; tiếp đến Trương Phi bị bộ hạ hãm hại; những điều đó khiến Lưu Bị hoàn toàn mất phương hướng, bỏ quên đi những sách lược mà Gia Cát Lượng đã vạch ra trước đó, cố chấp xuất quân chiếm Đông Ngô, rồi sẽ đổ bộ 2 hướng đánh Tào Ngụy.

Dục tốc bất đạt, kết quả là hơn 70 vạn quân Thục được tích góp xây dựng trong hơn 20 năm đã bị Đại đô đốc Lục Tốn của Đông Ngô dùng một mồi lửa đốt sạch không còn một manh giáp. Lưu Bị sau trận đánh đó cũng lâm bệnh mất tại thành Bạch Đế.

Lưu Bị thành công từ sự nhẫn nhịn nhưng lại thất bại vì mất bình tĩnh.

Trong lịch sử những trận đánh mà quân Thục tham gia, gần như chưa một lần Lưu Bị phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn lương thảo, kể cả trong những lần viễn chinh đánh chiếm Tây Xuyên, hay trận sống còn tại Hán Trung với Tào Tháo. Ngược lại khi Gia Cát Lượng thân chinh phạt Bắc lại thường xuyên vì lương thảo mà phải ôm sầu. vì sao lại như vậy?

Lưu Bị tác chiến chủ yếu ở 2 địa phận Kinh Châu và Ích Châu, những nơi này tuy địa hình tương đối phức tạp nhưng hệ thống đường thủy lại hết sức thuận lợi. Lưu Bị hoàn toàn có thể mượn sức nước để vận lương, vừa tiện lợi lại vừa tiết kiếm công sức.

Ngay cả tại trận chiến Hán Trung, nơi đây thực chất như bức bình phong phía Bắc của Thục địa, vì thế hậu cần chuẩn bị cho chiến sự tại Hán Trung của Lưu Bị cũng không gặp quá nhiều trắc trở. Ngược lại Tào Tháo ở phương Bắc xa xôi đến, địa hình nhiều đồi núi, việc tiếp tế lương thảo tốn rất nhiều công sức và khó khăn. Vì vậy mà trong trận đại chiến này, Lưu Bị đã nắm trong tay lợi thế lớn và đánh bại được Tào Tháo.

Khi Gia Cát Lượng thân chinh phạt Bắc thương xuyên gặp tình trạng thiếu thốn lương thảo.

Sau này khi Gia Cát Lượng tiến hành chiến dịch phạt Bắc, cũng coi Hàn Trung như một cầu nối để tiến quân. Thế nhưng Hán Trung không thể cung cấp đầy đủ tài nguyên cho chiến dịch của Gia Cát Lượng, ông chỉ có thể vận chuyển lương thảo từ Thành Đô.

Ngoài ra, con đường hành quân lên phía Bắc chủ yếu là đường núi, dù lúc đó Gia Cát Lượng đã phát minh ra "trâu gỗ, ngựa máy" nhưng việc vận chuyển lương thảo vẫn gặp nhiều vất vả. Tư Mã Ý bên Tào Ngụy nhìn thấu những khó khăn này của quân Thục, nên ông chủ trương phòng ngự, đánh lâu dài, tránh đối đầu trực diện, đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến chiến dịch phạt Bắc của Gia Cát Lượng không thể thành công.

Theo Hoa Vũ/Đời Sống & Pháp Luật
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo