Tàn tích Thonis-Heracleion: Thành phố vàng son đắm mình dưới đáy đại dương
Tàn tích thời Phục Hưng của lâu đài 2 lần bị sét đánh / Vượt thời gian: tàn tích "thú vui hiện đại" trong... mộ cổ 2.400 năm
Nền văn minh Ai Cập có lẽ không phải là một chủ đề xa lạ đối với nhiều người. Ngay khi nhắc đến nền văn minh cổ đại này, chắc hẳn chúng ta đều ngay lập tức nghĩ đến những biểu tượng đặc trưng như tượng Nhân Sư, Pharaohs hay những vị thần đầu thú thân người.
Bên cạnh những đặc trưng ấy, Ai Cập còn nổi tiếng với một thành phố cổ đại với lịch sử hàng ngàn năm chìm sâu dưới lòng đại dương. Đó chính là đô thành Thonis-Heracleion, thành phố được ví như phiên bản khác của Atlantis huyền thoại.Người Ai Cập gọi thành phố này là “Thonis”, trong khi người Hy Lạp gọi nó là “Heracleion”.
Thành phố huyền thoại của Ai Cập cổ đại
Thonis-Heracleion có niên đại lên tới 2.700 năm, nằm bên cửa sông Nile, gần với thành phố cảng Alexandria nổi tiếng, trung tâm thương mại hàng hải sầm uất của đế chế Ai Cập cổ đại. Vào thời điểm đó, đây là một thành phố phồn thịnh với mạng lưới kênh rạch rải rác. Với những bến cảng, cầu cảng, đền đài được kết nối với nhau bằng phà và cầu phao, đây thực sự là một thành phố sở hữu lưu lượng hàng hải bậc nhất thế giới thời bấy giờ.
Về cái tên của mình, thành phố Thonis-Heracleion có nguồn gốc là một cái tên ghép của người Ai Cập và Hy Lạp. Trong đó, chủ nhân thành phố gọi đây là Thonis còn người Hy Lạp dùng Heracleion để chỉ địa điểm này.
Được biết, vào thế kỷ thứ V trước công nguyên (TCN), nhà sử học Hy Lạp Herodotus là người đầu tiên đề cập tới sự xuất hiện của thành phố này. Theo đó, trước khi Alexandria được thành lập năm vào năm 331 TCN, Heracleion đã có mặt và là nơi giao thương hàng hoá đến từ Địa Trung Hải.
"Bốc hơi" một cách bí ẩn
Thonis-Heracleion được nhắc tới trong một số thư tịch cổ, thần thoại Ai Cập và Hy Lạp nhưng người ta không tìm thấy dấu tích của thành phố này trên thực địa. Bởi vậy, nó được coi như một địa điểm “nửa truyền thuyết”, là thành phố mà mọi con tàu Hy Lạp muốn thông thương với Ai Cập phải cập bến khi xưa nhưng đã chìm xuống biển Địa Trung Hải, giống như thành phố Atlantis huyền thoại.
Dù cho nhiều người nhắc đến Heracleion, nhưng ở thế kỷ XIX, chẳng có ai có thể chứng minh rằng nó đã từng tồn tại khi nó chỉ xuất hiện trong một vài thư tịch cổ Ai Cập và Hy Lạp còn dấu tích của thành phố này vẫn là một bí ẩn.
Bí ẩn được vén màn vào năm 2001, khi nhà khảo cổ học dưới nước Franck Goddio cùng đoàn thám hiểm trong chuyến tìm kiếm những tàu chiến Pháp bị đắm vào thế kỷ XVIII ở sông Nile, vô tình phát hiện ra thành phố ẩn dưới nước này.
Dưới lớp cát biển, các dấu tích của Thonis-Heracleion được bảo tồn gần như hoàn hảo. Đoàn thám hiểm đã phát hiện 64 tàu thuyền các loại, khoảng 700 mỏ neo, chứng tỏ sự sầm uất trong giao thương trên biển ở Thonis-Heracleion xưa kia, giống như trong các thư tịch cổ Ai Cập nhắc tới.
Chưa hết, người ta cũng tìm thấy rất nhiều tiền vàng, đồng, đá được cho là phương tiện trao đổi buôn bán thời bấy giờ. Cùng với đó là rất nhiều bức tượng khổng lồ thờ các vị thần, chứng tỏ vị trí quan trọng của Thonis-Heracleion - như một biểu tượng tôn giáo của đế chế Ai Cập cổ đại.
Đặc biệt, họ còn phát hiện ra "kho báu" khảo cổ học, bao gồm đồ gốm Hy Lạp và những chiếc giỏ đan bằng liễu gai 2.400 năm tuổi chứa đầy hạt nho và quả doum - quả của một cây cọ châu Phi, bằng một cách nào đó vẫn chưa hề bị phân hủy.
Đi tìm lời giải đáp
Sau khi đào sâu nghiên cứu, chuyên gia cho rằng, sự mất tích của thành phố này có liên quan mật thiết đến những thảm họa thiên nhiên. Theo đó, mộtcơn địa chấn khổng lồ cùng những đợt sóng thần 100 m đã khiến tất cả chìm dưới đáy biển mà không một ai có thể tìm cho tới cả ngàn năm sau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách