Khám phá

Tào Phi, Lưu Bị lần lượt xưng đế, vì sao Tôn Quyền đợi gần 1 thập kỷ sau mới dám lên ngôi?

Việc Tôn Quyền xưng đế muộn hơn gần một thập kỷ so với Tào Phi và Lưu Bị năm xưa thực chất bắt nguồn từ 2 nguyên nhân bất khả kháng.

‘Sốc’ với lý do Tào Tháo chỉ giết Lữ Bố mà không dám ra tay với Lưu Bị / Quan Vũ tử trận, Lưu Bị nói 1 câu khiến Tôn Quyền sợ tái mặt

Năm xưa khi cùng nhau tranh bá thiên hạ, cả ba vị quân chủ khét tiếng một thời là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền thực chất đều có dã tâm xưng đế, tuy nhiên họ lại sở hữu bối cảnh có nhiều bất đồng.

Tôn Quyền và Lưu Bị đều muốn làm vua nhưng thực lực bấy giờ chưa cho phép. Tào Tháo luận về thực lực là cường đại hơn cả, thế nhưng lại mang trên mình cái danh là Thừa tướng nhà Hán, là trung thần Đại Hán, hơn nữa lại lo lắng về thái độ của thiên hạ, e ngại bá quan văn võ và bách tính muôn dân còn nhiều người trung thành với Hán triều nên không lựa chọn xưng đế.

Đến khi quyền lực của Tào Tháo được truyền lại cho con trai Tào Phi, các trọng thần trung thành với Hán thất như Tuân Úc, Đổng Thừa, Khổng Dung đều đã qua đời, rào cản nắm trong tay đế vị của gia tộc Tào thị cũng ít đi rất nhiều.

Nhận thấy thời cơ đã chín muồi, Tào Phi liền ép Hán Hiến Đế đem ngôi vị cửu ngũ chí tôn nhường lại cho mình.

Sau khi Tào Phi soán Hán, nhà Ngụy lên thay thế, đặt dấu chấm hết cho cơ nghiệp kéo dài mấy trăm năm của Đại Hán. Lưu Bị khi ấy bởi vì muốn tái lập nhà Hán, sau đó không lâu liền xưng đế ở Ích Châu.

Tào Phi, Lưu Bị lần lượt xưng đế, vì sao Tôn Quyền đợi gần 1 thập kỷ sau mới dám lên ngôi? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Vào thời điểm cả Tào Phi và Lưu Bị đều đã có được ngôi vua, Tôn Quyền ở Giang Đông thực chất cũng có thể xưng đế, như vậy quân chủ của cả 3 nước đều có địa vị ngang hàng, cũng có lợi cho Đông Ngô tranh đoạt thiên hạ.

Tuy nhiên Tôn Quyền khi ấy lại quyết định bỏ qua cơ hội này để chấp nhận xưng thần với Tào Phi. Và phải tới gần một thập kỷ sau đó khi cả Tào Phi và Lưu Bị đều đã qua đời, vị quân chủ ấy mới quyết định danh chính ngôn thuận lên ngôi.

Theo quan điểm của Qulishi, việc Tôn Quyền không vội vã đi nước cờ xưng đế cùng lúc với Tào Phi và Lưu Bị bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chủ chốt dưới đây.

Nguyên nhân thứ nhất: Vào thời điểm Tào – Lưu lên ngôi, Tôn Quyền không có lý do chính đáng để xưng đế.

Tào Phi, Lưu Bị lần lượt xưng đế, vì sao Tôn Quyền đợi gần 1 thập kỷ sau mới dám lên ngôi? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

 

 

Cổ nhân quan niệm, phàm là quân tử làm việc đại sự thì đều cần lý do chính đáng, như vậy mới không mất đi đạo nghĩa, cũng tránh bị người trong thiên hạ phản đối.

Vì vậy việc Tào Phi, Lưu Bị hay Tôn Quyền xưng đế cũng đều cần tìm ra một lý do hợp lý để chiếu cáo thiên hạ.

Tào Phi xưng đế, trên danh nghĩa là Hán Hiến Đế cảm thấy bản thân "tài hèn đức mọn", không thể làm minh quân, cho nên phải đem ngôi vua nhường cho Tào Phi. Đối với chuyện này, Tào Phi vì tỏ ra khiêm nhường, miễn cưỡng nên đã từ chối tới 3 lần.

Vì vậy, hành động của ông sau này mới không nhận quá nhiều chỉ trích. Bởi người ngoài nhìn vào đều thấy đó là Hán Hiến Đế cố ý đem ngôi vị nhường cho hậu duệ nhà họ Tào, còn Tào Phi thì không thể không tiếp nhận.

Do đó, ngai vị mà Tào Phi và gia tộc họ Tào có được có thể xem là danh chính ngôn thuận.

 

Về phần Lưu Bị, ông là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng, là hoàng thất nhà Hán. Ngay từ khi khởi binh, ông đã một mực giương cao ngọn cờ phục hưng Hán thất.

Đây cũng là lý do mà sau khi Tào Phi soán Hán, Lưu Bị cảm thấy bản thân mình phải gánh vác đại nghiệp của Hán triều, vì vậy liền xưng đế dưới sự thuyết phục và ủng hộ của các đại thần.

Hành động của Lưu Bị nhằm kéo dài cơ nghiệp nhà Hán, ông cũng có thể lấy thân phận thiên tử của Hán triều để chinh phạt Tào Phi. Danh nghĩa này khiến Lưu Bị chẳng những thắng thế về mặt đạo đức, lý lẽ mà còn có được tính chính nghĩa trong cuộc chiến với Tào Ngụy.

Đồng thời, Lưu Bị lên ngôi càng có thể thu phục được nhiều sự ủng hộ của những người trung thành với Hán thất. Điều này hết sức có lợi cho ông trong việc đối phó với nhà Ngụy và phục hưng nhà Hán.

Tào Phi, Lưu Bị lần lượt xưng đế, vì sao Tôn Quyền đợi gần 1 thập kỷ sau mới dám lên ngôi? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

 

 

Từ đó có thể thấy, cả Tào Phi và Lưu Bị đều có lý do chính đáng để xưng đế. Thế nhưng Tôn Quyền ở vào thời điểm ấy lại không may mắn như vậy.

Bởi lẽ, ông không có xuất thân hoàng tộc, năm xưa cũng chỉ có thể xem là bề tôi của Hán triều.

Vì vậy nếu vội vã xưng đế cùng Tào Phi và Lưu Bị, Tôn Quyền sẽ dễ dàng bị gán cho tội danh loạn thần tặc tử, bị người trong thiên hạ sỉ vả.

Hành động này của ông cũng sẽ tạo điều kiện cho hai đối thủ Tào – Lưu có lý do chính đáng để khởi binh chinh phạt Đông Ngô.

Xuất phát từ lý do này, Tôn Quyền vào thời điểm nhạy cảm khi ấy đã rất khôn ngoan khi kiên định không bước theo con đường của Tào Phi và Lưu Bị.

 

Nguyên nhân thứ hai: Thế cục chưa cho phép Tôn Quyền xưng đế

Tào Phi, Lưu Bị lần lượt xưng đế, vì sao Tôn Quyền đợi gần 1 thập kỷ sau mới dám lên ngôi? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

 

 

Tào Phi xưng đế là ở giai đoạn sau cuộc chiến Phàn Thanh. Trong trận chiến đó, Tào Ngụy và Đông Ngô đã liên thủ đánh bại danh tướng Quan Vũ của Thục Hán.

Sau trận Phàn Thành, Kinh Châu về tay Tôn Quyền, Quan Vũ cũng vong mạng trong tay Đông Ngô. Điều này khiến thực lực của Thục Hán bị tổn thương nghiêm trọng, đồng thời cũng phá vỡ liên minh Tôn – Lưu, khiến hai nhà từ đồng minh biến thành kẻ thù.

Trước thế cục đó, Tào Phi dù xưng đế thì hai phe Thục Hán – Đông Ngô cũng không còn có thể liên minh kháng Tào. Hơn nữa, thực lực của nhà Ngụy cũng đã lớn mạnh, cho nên Tào Phi mới chẳng chút e ngại nào mà soán ngôi nhà Hán.

 

Tào Phi, Lưu Bị lần lượt xưng đế, vì sao Tôn Quyền đợi gần 1 thập kỷ sau mới dám lên ngôi? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

 

 

Về phần Lưu Bị, mặc dù mất đi Kinh Châu và Quan Vũ, nhưng ông vừa thắng ở Hán Trung. Vì vậy thực lực Thục Hán khi ấy nhìn chung vẫn không thể coi thường.

Đặc biệt, địa hình của đất Thục tương đối hiểm yếu, dễ thủ khó công, đồng thời bên Lưu Bị khi ấy vẫn còn nhiều nhân tài như Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân, Ngụy Diên… và nhiều viên mãnh tướng khác.

Bởi vậy, cả Tào Ngụy và Tôn Ngô đều không dám tùy tiện xuất binh chinh phạt thế lực này. Điều này cũng đã nói lên một sự thật: Ngay cả khi Lưu Bị liều lĩnh xưng đế thì quyết định của ông cũng không tạo thành nguy hại quá lớn cho Thục Hán.

Ngược lại, nếu danh chính ngôn thuận trở thành Hoàng đế thì ngôi vị này càng dễ dàng giúp ông thu phục lòng người, củng cố thực lực.

 

Tào Phi, Lưu Bị lần lượt xưng đế, vì sao Tôn Quyền đợi gần 1 thập kỷ sau mới dám lên ngôi? - Ảnh 6.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

 

 

Tuy nhiên, tình cảnh của Tôn Quyền khi ấy nếu so với hai phe Tào – Lưu thì lại hung hiểm hơn rất nhiều.

Sau khi có được Kinh Châu, lãnh thổ của Đông Ngô tuy được mở rộng nhưng lại có thêm nhiều phần tiếp giáp với Tào Ngụy. Điều này càng tạo điều kiện cho Tào Phi tấn công Giang Đông.

Đồng thời, Tôn Quyền đoạt Kinh Châu, giết Quan Vũ, trở thành kẻ thù không đội trời chung với Lưu Bị. Việc hai thế lực này chẳng mấy chốc sẽ nổ ra đại chiến vốn là điều khó tránh.

Lường trước được điều này, Tôn Quyền càng không thể gây hấn với Tào Phi để tránh rơi vào tình cảnh hai bên chiến tuyến đều là địch.

 

Đáng nói hơn, Giang Đông khi ấy thực chất là thế lực yếu thế nhất, dù phải đại chiến với một mình Thục Hán hay Tào Ngụy đã phải dốc toàn lực. Nếu cùng lúc phải đối kháng với cả hai thì kết cục thảm bại là điều khó tránh.

Đây cũng là lý do khiến Tôn Quyền không dám xưng đế vào thời điểm ấy để tránh việc cùng lúc đắc tội với cả Tào Phi và Lưu Bị.

Tào Phi, Lưu Bị lần lượt xưng đế, vì sao Tôn Quyền đợi gần 1 thập kỷ sau mới dám lên ngôi? - Ảnh 7.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

 

 

Sau khi Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền trước tiên dâng tấu chúc mừng, thừa nhận địa vị Hoàng đế của đối phương, mục đích là để lấy lòng, khiến Tào Ngụy có thể giữ thế trung lập trong trận chiến sắp bùng nổ giữa Đông Ngô và Thục Hán.

Quả nhiên không ngoài dự đoán của vị quân chủ này, Lưu Bị không lâu sau khi xưng đế đã dẫn đại quân chinh phạt Tôn Ngô, còn Tào Phi khi ấy đã lựa chọn án binh bất động để quan sát.

 

Sau cùng, dưới sự chỉ huy của tướng Lục Tốn thuộc phe Đông Ngô, Lưu Bị đã đại bại ở Di Lăng.

Ngay sau đó, Tào Phi phái đại quân theo 3 đường tấn công Đông Ngô nhằm tranh thủ thời cơ. Tôn Quyền khi ấy vì đã có chuẩn bị trước nên thành công đẩy lùi quân địch.

Từ thế cục trên, có thể thấy sau trận Di Lăng, cả Đông Ngô và Thục Hán đều bị hao tổn thực lực một cách nghiêm trọng, mà Tào Ngụy mới là đối tượng hưởng lợi nhất trong trận chiến này.

Mấy năm sau đó, vì thực lực Đông Ngô còn yếu nên Tôn Quyền không dám mạo hiểm xưng đế để đắc tội với Tào Phi.

Phải tới sau khi cả Tào Phi và Lưu Bị đều qua đời, Thục Ngụy lại bắt đầu tranh đấu, Tôn Quyền mới có thể danh chính ngôn thuận bước lên ngai vàng. Thời điểm mà ông chính thức xưng đế đã là hơn 8 năm sau đó, muộn hơn gần 1 thập kỷ so với Tào – Lưu năm xưa.

 

* Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc)

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm