Tào Tháo có 'Hổ Báo Kỵ', Lưu Bị có 'Bạch Nhị Binh' lợi hại không kém
Trong ba chính quyền lớn nhất vào thời , là bên có thế lực mạnh nhất, thực lực của ông đến từ sức mạnh của bộ quân tinh nhuệ Hổ Báo Kỵ. Tuy trong Tam Quốc Diễn Nghĩa không nhắc đến, nhưng đã từng được đề cập trong Tam Quốc Chí: "Tào Thuần đôn đốc Hổ Báo Kỵ, đều là thiên hạ kiêu nhuệ". Để có thể chỉ huy Hổ Báo Kỵ thường là người phải nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của Tào Tháo, vì vậy đa phần đều là người nhà của ông như Tào Thuần, Tào Hưu và Tào Chân.
Nếu như Tào Tháo sở hữu Hổ Báo Kỵ thì bên kia chiến tuyến, trong tay cũng có đội tinh binh được gọi là "Bạch Nhị Binh". Tuy nhiên trong chính sử, đội tinh binh của Lưu Bị không được ghi chép miêu tả lại nhiều, thậm chí còn ít thông tin hơn cả Hổ Báo Kỵ. Vì vậy đương nhiên người chỉ huy của "Bạch Nhị Binh" cũng được ghi chép lại rất mơ hồ. Người đó chính là Trần Đáo.
Trần Đáo không được xuất hiện trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung vì trong tác phẩm này, nhân vật Triệu Vân (nhân vật hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa) đã được "tổng hợp" cả vai trò, chiến tích và công trạng của cả nhân vật Trần Đáo và Triệu Vân trong lịch sử, do đó Trần Đáo không nhất thiết phải xuất hiện.
Hình ảnh Trần Đáo chỉ huy quân hộ vệ cưỡi ngựa trắng của Lưu Bị được chuyển qua cho Triệu Vân. Có thể thấy Trần Đáo tuyệt nhiên không phải người có bản lĩnh tầm thường.
Trần Đáo tên tự là Thúc Chí, người quận Nhữ Nam, Dự Châu. Danh tiếng của ông trong chính sử có thể nói không thua kém gì Triệu Vân (trong lịch sử), là một viên mãnh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc.
Trần Đáo không được lập truyện trong Tam Quốc Chí và cũng không xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung tiên sinh, không phải vì ông không lợi hại, mà do hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất, như đã giới thiệu bên trên, Trần Đáo là chỉ huy quân hộ vệ ngựa trắng dưới chướng của Lưu Bị. Nhánh quân này thường thực hiện những nhiệm vụ hết sức cơ mật, mà đối với những nhiệm vụ như thế sử sách có rất ít thông tin để ghi chép lại.
Nguyên nhân thứ hai từ chính Trần Đáo. Theo các nhà nghiên cứu sử học, trong "Tấn Thư" có viết về Trần Đáo như sau: "Trước khi Trần Đáo chuẩn bị để hai người Đinh Nghi và Đinh Dực lập truyện, ông đã tìm đến hậu nhân của hai người này, dùng một nghìn đấu gạo để nhờ họ lập cho ông một giai thoại đẹp. Hậu nhân của Đinh Nghi và Đinh Dực cự tuyệt hối lộ của Trần Đáo, khiến ông tức giận rồi không đồng ý để cho Đinh Nghi và Đinh Dực lập truyện về mình. Vì vậy mà các thông tin về ông không được ghi lại rõ ràng đầy đủ và dần bị phai mờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai con trâu rừng đực
An Giang: Người đàn ông nghèo trúng số hàng chục tỷ nhưng nhanh chóng bị vợ bỏ, lý do khiến ai cũng bức xúc