Tào Tháo: “Diêm Vương sống cùng Bồ Tát"
Sửng sốt phát hiện hình đầu quái vật Hy Lạp trên sao Hỏa / Rợn người trước nấm ngón tay người chết trồi lên như thây ma
Muốn nhìn nhận nhân vật lịch sử này một cách khách quan nhất thì phải nhìn ông ta như một người đa tính cách: Lúc thẳng thắn, hào hiệp, vị tha; khi dối trá, so bì, hẹp bụng. Điểm một số chuyện dưới đây sẽ thấy rõ điều đó. Tài lắm thì tật cũng nhiều.
Phản bội thì tha, ân nhân thì giết
Hứa Du là ân nhân mà bị Tào Tháo giết. Còn kẻ công kích Tào Tháo quyết liệt thì lại được tha. Đó là trường hợp Trần Lâm. Trong trận Quan Độ, Trần Lâm thừa lệnh Viên Thiệu làm bài hịch kể tội Tào Tháo, mắng nhiếc Tháo thậm tệ. Bùi Tùng Chi chép toàn văn bài hịch này trong Viên Thiệu truyện.
Khi Viên Thiệu đại bại, Tào Tháo bắt được Trần Lâm, chỉ hỏi Trần Lâm mỗi câu: “Chửi một mình ta cũng đủ, sao lại lôi tổ tông tam đại nhà ta ra mà chửi?”. Trần Lâm xin lỗi, nói rằng: “Mũi tên đã trên dây cung, không bắn đi không được”. Tào Tháo tha cho Trần Lâm, lại cho Lâm giữ chức Tư không tham mưu tế tửu. Chuyện này chép trong Tam quốc chí, Trần Lâm truyện, chính sử, có thể tin.
Với kẻ phản bội, Tào Tháo cũng tha. Đó là trường hợp Ngụy Chủng.
Ngụy Chủng vốn là tay chân thân tín của Tào Tháo. Khi Trương Mạc bội phản, rất nhiều người bỏ Tháo, theo Trương Mạc. Tào Tháo nói: “Chỉ Ngụy Chủng là không phản ta”. Dè đâu Ngụy Chủng sau đó cũng bỏ Tháo, theo Trương Mạc. Tào Tháo bầm gan tím ruột, chửi: “Thằng Ngụy Chủng kia! Mi có chạy đến cùng trời cuối đất, ta cũng không tha”. Nhưng khi bắt được Ngụy Chủng, Tháo lại mềm lòng, nói: “Ngụy Chủng là người có tài, giết đi thì tiếc”. Liền phong làm Thái thú Hà Nội.
Một nhân vật nữa là Tốt Trạm. Mẹ, em trai, vợ con Tốt Trạm đều bị Trương Mạc giam giữ. Tháo bảo Trạm: “ Lệnh đường ở chỗ Trương Mạc, ông nên về đó thì hơn”. Tốt Trạm sụp lạy, thề không có bụng dạ nào khác, khiến Tháo cảm động rớt nước mắt. Ngờ đâu Tốt Trạm sau đó cũng bỏ Tháo chạy theo Trương Mạc, không một lời từ biệt. Khi Tháo bắt được Tốt Trạm, ai cũng bảo phen này Tốt Trạm tất chết. Không ngờ Tháo chỉ nói một câu: “Tận hiếu thì khó có thể tận trung! Đây là người mà ta cần”, không những không trừng phạt, mà còn bổ nhiệm Tốt Trạm làm Lỗ tướng quốc ở Khúc Phụ - quê hương Khổng tử.
Hai chuyện trên đây đều chép trong chính sử Tam quốc chí , Võ đế truyện , nên tin.
Với những kẻ phản bội bạn bè, Tào Tháo cũng rất coi trọng tình xưa nghĩa cũ. Trần Cung một thời là bạn của Tào Tháo trong một hoàn cảnh đặc biệt. Tào Tháo được bổ nhiệm Cổn Châu Mục là do công lao của Trần Cung.
Về sau, Trần Cung giúp Lã Bố chống lại Tào Tháo, khi bị bắt, Trần Cung dứt khoát không chịu đầu hàng. Tháo gọi tên tục của Trần Cung mà hỏi: “Công Đài, ông chết thì đã đành, nhưng còn mẹ già, ông tính sao?” Trần Cung thở dài nói: “ Tôi nghe, người nào lấy chữ hiếu để trị vì thiên hạ thì không sát hại người thân của kẻ có tội. Mẹ tôi sống hay chết là ở minh công”. Tháo lại hỏi: “Còn vợ con ông thì sao?” Trần Cung nói: “Tôi nghe, người thực thi nhân chính để trị vì thiên hạ thì không tuyệt đường hương hỏa của kẻ khác. Vợ con tôi sống hay chết là ở minh công”. Nói xong, Trần Cung không thèm ngoái lại, ưỡn ngực đi ra, vươn cổ chịu chém. Tào Tháo rỏ nước mắt nhìn theo.
Sau khi Trần Cung chết, Tào Tháo đem mẹ Trần Cung về Hứa Đô phụng dưỡng, lại gả chồng cho con gái Trần Cung, đối xử tốt hơn khi hai người còn là bạn. Chuyện này không chép trong Tam quốc chí, mà chép trong Lã Bố truyện, Bùi Tùng Chi dẫn trong “Điển lược”.
Hẹp hòi, chấp nhặt, thù dai
Nhưng từ những chuyện khác, ta lại thấy Tào Tháo là con người bụng dạ hẹp hòi, hay chấp nhặt, hơn nữa, thù dai và trả thù bằng được. Vì rằng, đối với Tào Tháo, không có ai là Tháo không dám giết, và ít người thoát khỏi tay ông ta. Theo Tam quốc chí, Võ đế truyện, Bùi Tùng Chi chú giải, trong Tào Man truyện thì khi ở Cổn Châu, Tào Tháo giết Biên Nhượng, một danh sĩ.
Biên Nhượng, người Trần Lưu, học rộng, có tài hùng biện, bài phú Chương hoa đài của ông ta rất nổi tiếng. Đại tướng quân Hà Tiến từng cho người vời ông ta ra làm quan. Các danh sĩ đương thời như Sái Ung, Khổng Dung, Vương Lãng đều tôn sùng ông ta.
Biên Nhượng cũng từng làm Thái thú Cửu Giang, sau từ quan về nhà. Biên Nhượng là danh sĩ, tất nhiên coi thường Tào Tháo là con của con nuôi quan hoạn, rất có thể đã nói điều gì đó khiếm nhã. Khi ấy Tào Tháo chưa phải là Thừa tướng, vậy mà dám giết Biên Nhượng. Bái tướng Viên Trung và một người nữa ở đất Bái tên Hoàn Thiệu rất coi khinh Tào Tháo.
Sau khi Biên Nhượng bị giết, hai người bỏ chạy đến Giao Châu, gia quyến của hai người liền bị Tào Tháo sát hại. Về sau Hoàn Thiệu ra đầu thú, quì lạy xin tha tội. Tháo giận dữ quát: “Lạy lục có thoát chết không?” Tất nhiên là không. Kết cục là Hoàn Thiệu bị chặt đầu.
Thông minh tuyệt đỉnh, ngu xuẩn tệ hại
Những chuyện trên rất tai tiếng, nhiều người rời bỏ Tào Tháo, còn dư luận thì chê bai. Như trên đã nói đến cái chết của Trần Cung. Do cái chết của Biên Nhượng mà Trần Cung bỏ Tào Tháo, chạy sang với Lã Bố. Rút kinh nghiệm từ chuyện đó, vả lại khi đã là quan to rồi, tham vọng cũng lớn theo, Tào Tháo học cách “ném đá giấu tay”, không giết người lộ liễu như trước. Nhưng trả thù thì vẫn trả thù, ghen ghét thì vẫn ghen ghét, dù là bạn cũ cũng không tha. Như trường hợp giết Lâu Khuê.
Lâu Khuê tự Tử Bá, ý chí quật cường từ nhỏ, văn võ song toàn, theo Tháo lập nhiều chiến công. Tháo thường ví mình không bằng Lâu Khuê (Tử Bá chi kế, Cô bất cập dã). Nhưng Tháo vẫn giết. Cái chết của Hứa Du, Khổng Dung đều có chép trong Tam quốc chí, Thôi Diễm truyện , Bùi Tùng Chi chú giải. Đấy là chính sử, nên tin.Đó là Tào Tháo. Ông ta là con người tính cách phức tạp nhất, nhiều bộ mặt nhất trong lịch sử. Ông ta thông minh tuyệt đỉnh, song đôi khi cũng ngu xuẩn tệ hại; vừa thẳng thắn chân thành lại vừa quanh co lèo lá; vừa khoan dung độ lượng, vừa bụng dạ hẹp hòi; phong cách đại gia đi đôi với bộ mặt tiểu nhân; tính cách anh hùng đi đôi với thường tình nhi nữ; tính nết Diêm vương đi đôi với tấm lòng Bồ Tát. Quả thực Tào Tháo có rất nhiều bộ mặt cùng trên một khuôn mặt mà không hề mâu thuẫn. Đúng là một nhân vật kỳ lạ.
Trên thực tế, Tào Tháo rất có bản lĩnh và cũng rất chân thực. Chân thực ở chỗ, ông ta bộc lộ hết các tính cách gian trá, giảo hoạt, tàn nhẫn, độc ác, không che đậy, không giấu giếm. Đó là chỗ khác người của ông ta. Vậy từ góc độ này mà xét, Tào Tháo là anh hùng, thậm chí đại anh hùng. Tuy nhiên, anh hùng này lại gian trá, nên cũng có thể gọi là gian hùng. Người đời nhận xét ông ta là gian trá, gian hùng, đều ghép “gian” với “hùng”. Có người nhấn mạnh “gian”, có người lại nhấn mạnh “hùng”, có người nhấn mạnh cả “gian” lẫn “hùng”. Vậy nên, người đời gộp cả hai, gọi Tào Tháo là “gian hùng”.
Gian hùng, kiêu hùng hay gian tặc?
Nhưng gọi Tào Tháo là “gian hùng” đã chính xác chưa?
Như trên đã nói, sở dĩ gọi Tào Tháo là “gian hùng” với ý nghĩa vừa “gian” vừa “hùng”, bởi vì có nhiều người, như Nghiêm Tùng chẳng hạn, lén lén lút lút, chưa khi nào tỏ ra đàng hoàng, “gian” mà không “hùng”, chỉ có thể gọi là “gian tặc”; Như Đổng Trác ngang tàng ngỗ ngược, bất chấp lẽ phải, “hùng” mà không “gian”, chỉ có thể gọi là “kiêu hùng”. “Kiêu” nghĩa gốc là con cú vọ, suy ra có nghĩa là đầu lĩnh, hùng trưởng, đồng nghĩa với “đại ca”, “đầu nậu”, “ông Trùm”, “Bố già” trong ngôn ngữ hiện đại.
Ngoài ra, “Kiêu” còn có một nghĩa khác. Lỗ Túc trong Tam quốc chí, Lỗ Túc truyện, nói “Lưu Bị là kẻ kiêu hùng trong thiên hạ”. Hoàng Quyền trong Hậu Hán thư, Lưu Yên truyện, chép: “Lưu Bị có kiêu danh” (có chí lớn). “Kiêu hùng” còn một nghĩa tương tự như “dũng mãnh”, “người hùng”, nghĩa tốt, tuy không đồng nghĩa với “anh hùng”.
Vậy nên, người ta gọi Lưu Bị là “kiêu hùng” với nghĩa “dũng mãnh, kiên trì theo đuổi nghiệp lớn”; gọi Đổng Trác là “kiêu hùng” với nghĩa “ngang ngược mà lại đầy dã tâm”; gọi Nghiêm Tùng là “gian tặc” với nghĩa “kẻ cắp gian manh”; gọi “gian hùng” là “gian trá của người ôm chí lớn”.
Vậy Tào Tháo có phải là “gian hùng”?
Đúng, Tào Tháo là “gian hùng”.
Tuy vậy ta không thể chỉ căn cứ vào ngữ nghĩa mà đã kết luận Tào Tháo là “gian hùng”. Cũng vậy, không thể chỉ căn cứ vào ông ta bộc lộ hết tính cách gian trá, mà kết luận là ông ta không gian trá. Và cũng không kể những trường hợp buộc phải dối trá như trong chiến trận chẳng hạn. Muốn biết dối trá có thuộc một trong những bản chất của Tào Tháo, câu trả lời chính xác nhất phải tìm trong thân thế và trong sự nghiệp của ông ta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Việt Nam có khúc gỗ quý niên đại hàng triệu năm, cứng ngang mã não, từng có cây được trả hơn 600 tỷ đồng
Ngư dân bị sốc khi bắt được cá có bộ răng cửa giống răng con người