Tào Tháo một đời kiêu hùng vì sao đem 7 người con gái toàn bộ đều gả cho một người, người này dựa vào cái gì mà làm được điều đó?
Trong “Thủy Hử”, tại sao Tống Giang không để cho Võ Tòng lấy Hộ Tam Nương xinh đẹp? Nguyên nhân rất đơn giản! / Tại sao Từ Hi thái hậu lại cưng chiều Lý Liên Anh suốt 53 năm? Vì ông sử dụng hai kỹ năng độc nhất vô nhị, không ai có thể thay thế được
“Thần rùa tuy vô cùng trường thọ, nhưng rồi cũng sẽ có một ngày phải kết thúc sinh mệnh. Đằng xà (một loài rắn biết bay trong thần thoại) tuy có thể bay lượn trên mây, nhưng rồi cũng sẽ có một ngày cũng sẽ chết hóa thành tro bụi". Đây chính là câu thơ nổi tiếng do Tào Tháo viết trong những năm cuối đời của mình.
Từ trong bài thơ “Quy tuy thọ” này, chúng ta có thể phát hiện ra một cách rõ ràng rằng Tào Tháo là một người không chịu cúi đầu trước số phận, cũng là một người có hoài bão, luôn hướng tới nơi cao hơn. Tuy nhiên, cho dù có tính cách như thế, vẫn có một người khiến Tào Tháo không thể không bội phục, không thể không nịnh nọt, thậm chí còn muốn đem 7 người con gái của mình đều gả hết cho người đó, để cầu xin người đó chung sống hòa bình trong thiên hạ. Vậy rốt cuộc người đó là ai?
Người này chính là vị hoàng đế cuối cùng của Đông Hán (triều Hán) - Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.Nửa đầu cuộc đời sống khó khăn, bần hàn, lưu lạc khắp nơi
Hán Hiến Đế Lưu Hiệp là con trai thứ của Hán Linh Đế, theo lý mà nói thì việc kế thừa ngai vị không hề liên quan tới ông, nhưng do mẫu thân của ông là Vương mỹ nhân bị Hà Hoàng hậu đố kị hãm hại. Hán Linh Đế vì muốn bảo vệ Lưu Hiệp nên không thể không đưa ông ở chỗ của Đổng Thái hậu để Hà Hoàng hậu không làm hại Lưu Hiệp nữa.
Nhiều năm sau, Hán Linh Đế hoang dâm vô độ qua đời, Hà Hoàng hậu dựa vào uy thế của mình ép Hán Linh Đế lập con trai Lưu Biện của mình làm hoàng đế, gọi là Hán Thiếu Đế. Sau đó thì xảy ra loạn Thập Thường Thị nổi tiếng lịch sử, trong kiếp nạn chốn cung đình ấy, thế lực của Hà Hoàng hậu xảy ra tranh chấp lâu dài với Thập Thường Thị. Người hòa giải tranh chấp cuối cùng chính là Đổng Trác - người vừa đem binh tới từ Lũng Hữu (được Đại tướng quân Hà Tiến hạ chiếu thư điều tới).
Đổng Trác đã cứu Hán Thiếu Đế và Lưu Hiệp từ trong tay của Thập Thường Thị. Ông gần như không quan tâm Hán Thiếu Đế - người đã bị sợ hãi tới mức nói năng lắp bắp, ngược lại cực kỳ đánh giá cao Lưu Hiệp ăn nói dõng dạc. Sau khi Đổng Trác vào kinh đã dẹp quân bạo loạn, đồng thời phế bỏ Hán Thiếu Đế và thay vào đó lập Lưu Hiệp làm vua mới, gọi là Hán Hiến Đế.
Cùng với việc Lưu Hiệp đăng cơ, quãng đời thê lương của ông cũng chính thức bắt đầu. Trong khoảng thời gian Đổng Trác cầm quyền, Lưu Hiệp hoàn toàn trở thành một bù nhìn, không những không thể ra lệnh cho quần thần mà ngay cả quyền tự do và an toàn cơ bản nhất cũng đều không thể có được. Sau khi Đổng Trác bị Vương Duẫn và Lữ Bố giết chết do bạo chính, Lưu Hiệp tưởng rằng cuộc đời mình sẽ có chuyển biến tốt đẹp, không ngờ rằng Vương Duẫn lại vì kiêu ngạo ngang ngược mà đắc tội với bộ tướng Lý Thôi và Quách Dĩ của Đổng Trác.
Vì thế hai người lại nổi binh tác loạn, sau khi diệt trừ đảng phái của Vương Duẫn, Lưu Hiệp một lần nữa lại trở thành bù nhìn của bọn chúng. Về sau, Lý Thôi và Quách Dĩ hai hổ tương tranh, Lưu Hiệp lại bị cuốn vào trong trận chiến loạn. May thay, lần này có một số những quan đại thần trung thành với nhà Hán bảo vệ, thế nên Lưu Hiệp mới có thể thoát khỏi được từ trong thành Trường An loạn lạc.
Trong quá trình đi lưu vong, Lưu Hiệp có vài lần gặp phải cảnh suýt chết vì đói, cũng may vào lúc quan trọng Tào Tháo đã xuất hiện tương trợ, ông cũng cứu Lưu Hiệp từ trong thành Trường An loạn lạc. Tào Tháo khi ấy đối với Lưu Hiệp mà nói không khác gì là chúa cứu thế. Nhưng đáng tiếc Lưu Hiệp lại quá ngây thơ, lần này ông đã hoàn toàn từ hang sói rơi vào hang cọp.
Nửa đời sau không chịu khuất phục
Lưu Hiệp bị Tào Tháo ép dời đô từ Lạc Dương tới Hứa Xương, đồng thời bị ép cho Tào Tháo quyền hành lớn hơn, giúp ông chính thức kéo màn bắt đầu vở kịch lịch sử “lấy danh nghĩa của vua để hạ lệnh cho các quân chư hầu”. Cùng với sự trưởng thành từng ngày của Lưu Hiệp, ông ngày càng khát khao quyền lực, cũng ngày càng dòm ngó thế lực trong tay Tào Tháo lúc này.
Năm Kiến An thứ 5 (năm 200 sau công nguyên), ông và Đổng Quý Nhân bí mật âm mưu “giấu chiếu thư trong áo”, kêu phụ thân của Đổng Quý Nhân là Xa Kỵ tướng quân - Đổng Thừa đem quân siết cổ giết chết Tào Tháo. Nhưng đáng tiếc là lần này “giấu chiếu thư trong áo” đã bị Tào Tháo phát hiện, không những liên lụy Đổng Quý Nhân đang mang thai còn giết cả nhà của bà. Thậm chí những đại thần đã từng giúp đỡ nhà Hán cũng bị giết hết.
Chính trong lúc mà Tào Tháo nghĩ rằng Lưu Hiệp sẽ ngoan ngoãn làm đồ chơi tiêu khiển của mình thì Lưu Hiệp lại làm những chuyện ngoài dự liệu của ông. Lưu Hiệp bắt đầu âm mưu chuẩn bị phản kích một lần nữa. Năm Kiến An thứ 19 (năm 214 sau công nguyên), Lưu Hiệp lại bí mật âm mưu với Phục Hoàng hậu, kêu cha bà là trung tán đại phu Phục Hoàn giết Tào Tháo. Vô cùng đáng tiếc, việc lần này lại bị Tào Tháo phát hiện nên không những cả nhà họ Phục bị chu di mà ngay cả Hoàng hậu đương triều cũng bị Tào Tháo giết chết. Điều quá đáng hơn nữa là vì Phục Hoàng hậu đã sinh cho Lưu Hiệp 2 người con mà 2 người con này cũng bị Tào Tháo giết chết.
Trải qua nhiều chuyện, Tào Tháo nhận ra Lưu Hiệp là người không bao giờ chịu khuất phục, vì thế để tránh Lưu Hiệp lại một lần nữa tận dụng thế lực hậu cung để phản kháng mình, Tào Tháo bèn liền một lúc gả 3 người con gái của mình cho Lưu Hiệp. Sau đó một năm còn ép Hán Hiến Đế phong con gái trưởng Tào Tiết làm hoàng hậu, hai cô con gái thứ làm Quý nhân. Không những thế, sau này Tào Tháo còn thẳng thắn với Lưu Hiệp rằng nếu như 3 cô con gái này không đủ thì ông vẫn còn 4 người con gái nữa, hơn nữa đều có thể vào cung.
Dựa theo tiểu thuyết dân gian ghi chép, sau chuyện này, Tào Tháo không hề thương lượng với Lưu Hiệp nữa mà trực tiếp đưa luôn cả 7 người con gái của mình vào cung để họ giám sát nhất cử chất động của Lưu Hiệp.
Nhưng khi lật giở các tài liệu lịch sử sẽ phát hiện ra rằng, có lẽ Tào Tháo không hề đưa 4 người con gái còn lại vào cung. Vì theo như sử sách ghi chép, 4 người con gái còn lại này đều được gả cho người khác. Nếu như Lưu Hiệp không qua đời, vậy thì chắc hẳn họ cũng không dám tái giá.
Tuy Hán Hiến Đế là vua một nước nhưng so với những vị vua cuối thời của các triều đại khác quả thực là may mắn hơn nhiều. Cho dù Tào Phi đã soán ngôi nhà Hán nhưng không hề làm hại Lưu Hiệp, ngược lại còn phong ông làm Sơn Dương Công mà không hề phế bỏ, tiêu diệt ông. Hơn nữa vẫn tiếp tục sử dụng nghi trượng hoàng đế ở huyện Sơn Dương.
Vậy rốt cuộc, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp vừa không có thực lực, vừa không có may mắn, rốt cuộc là ông đã dựa vào điều gì khiến Tào Tháo chỉ muốn đem 7 người con gái của mình gả cho ông? Thực ra, Lưu Hiệp chẳng qua chỉ là hậu thế của tổ tiên triều Hán và tinh thần không chịu khuất phục người khác của ông. Dù sao thì chỉ cần ngày nào ông không chịu an phận thì ngày đó Tào Tháo còn không được ngủ yên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính