Tào Tháo - Ông vua không ngai vàng Trung Nguyên
Tào Tháo (155 – 220) tự là Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn là Thái tổ Vũ Hoàng Đế.
Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn khăn vàng và Đổng Trác. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích.
Ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.
Vì sao Tào Tháo không xưng đế?
Tào Tháo là "nhất đại kiêu hùng" thời Tam Quốc, nửa đời đứng trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng ông qua đời mà chưa hề bước lên ngai vàng Trung Nguyên. Vì sao lại vậy?.
Nếu Tào Mạnh Đức thực sự ôm mộng xưng đế, thì chỉ cần điều quân từ Sơn Đông về Lạc Dương, việc phế Hiến Đế dễ như trở bàn tay.
Thế nhưng cả đời Tào không dám làm chuyện đó, cũng vì cố kỵ "vết xe đổ" của Đổng Trác.
Trong một lần nói chuyện với Lưu Bị, Tào Tháo đã nói câu nổi tiếng "Anh hùng đương thế chỉ có Huyền Đức và ta". Ảnh minh họa
Tào Tháo hiểu rõ, trong cục diện thiên hạ đại loạn cuối thời Đông Hán, các thế lực quân phiệt nổi dậy khắp nơi. Phe nào cũng tự xưng mang danh nghĩa "hậu duệ trung thần", "phò tá Hán triều" để chiếm cứ địa bàn.
Chưa kể, danh nghĩa "phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu" đem lại cho Tào Tháo một vị thế "danh chính ngôn thuận hơn rất nhiều" để đứng ra hiệu triệu và lôi kéo các thế lực khác về với mình.
Nếu Tào "dám" đoạt ngôi Hiến Đế thì ông sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu chung của quần hùng, giống như 18 lộ chư hầu Quan Đông khởi binh phạt Đổng Trác năm xưa.
Cho dù Tào Ngụy có dùng thực lực quân sự hùng mạnh để tiêu diệt các thế lực địa phương thì cũng không có khả năng thu phục được lòng tin của mọi tầng lớp dân chúng - bởi tội danh "Hán tặc" mà Lưu Bị, Tôn Quyền gán cho Tào lúc này sẽ trở thành sự thực.
Với tầm ảnh hưởng sâu rộng của hình tượng Hoàng đế Đại Hán trong tín ngưỡng của người dân Trung Quốc hàng trăm năm, hành động "phế đế" chẳng khác nào tội ác "đại nghịch bất đạo".
Hình ảnh Tào Tháo trên phim ảnh
Đó chính là "hỏa lò" mà Tào Tháo nhắc tới trong câu nói của mình, đồng thời thể hiện rõ tầm nhìn đầy mưu lược của một chính trị gia.
Bên cạnh đó, dù Tào Mạnh Đức có thực muốn làm Hoàng đế, thì những trọng thần trung thành của ông như Tuân Úc, Tuân Du cũng là những người "ngấm" tư tưởng trung thành với Hán triều, cực lực phản đối.
Tào Tháo chết cũng vì quá đa nghi
Tào Tháo đã mắc bệnh đau đầu trong nhiều năm. Ông đã sai người triệu danh y Hoa Đà - là người đồng hương ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự châu - đến chữa trị. Do thuốc của Hoa Đà hiệu nghiệm, ông đã giữ Hoa Đà lại bên mình một thời gian. Những lúc bị đau, ông nhờ Hoa Đà châm cứu cho một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều.
Cũng vì đa nghi, Tào Tháo qua đời năm 66 tuổi. Ảnh minh họa.
Sau này Tào Tháo có người nhà mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian chưa xong, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không có bệnh gì, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Bị cai ngục tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục.
Năm 219, Tào Tháo lại tái phát bệnh đau đầu. Ông giao lại bản doanh Nghiệp Thành của nước Ngụy cho thế tử Tào Phi quản lý, còn mình về Lạc Dương dưỡng bệnh. Hứa Xương lúc đó chỉ còn vua hư danh Hán Hiến Đế.
Bị bệnh đau đầu hành hạ không có ai chữa được, Tào Tháo rất ân hận vì đã giết Hoa Đà. Tháng giêng năm 220, Tào Tháo qua đời, thọ 66 tuổi.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể rằng: Tào Tháo mở hộp đựng đầu Quan Vũ ra nhìn, thấy râu tóc dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn; vì vậy Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu.
Hoa Đà được triệu đến chữa bệnh, đề nghị bổ đầu ông ra để phẫu thuật; ông nghi ngờ Hoa Đà muốn giết mình nên bắt giam Hoa Đà vào ngục. Hoa Đà chết trong ngục không lâu sau thì Tào Tháo cũng chết.
Thế tử Tào Phi lên nối ngôi Ngụy vương. Vài tháng sau, Tào Phi ép vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, lập ra nhà Ngụy, đóng đô ở Lạc Dương. Đó là vua Ngụy Văn đế.
Tào Tháo được truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế, thường gọi là Ngụy Vũ Đế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm