Tàu Curiosity tìm thấy vật thể giống san hô trên sao Hỏa
Cột mốc lớn về nghiên cứu vũ trụ / Kính viễn vọng Hubble chính thức phá kỷ lục về thời gian ở ngoài vũ trụ

Curiosity, tàu thám hiểm thứ tư mà Hoa Kỳ đã đưa lên sao Hỏa, được phóng vào ngày 26 tháng 11 năm 2011 và hạ cánh xuống hành tinh này vào ngày 5 tháng 8 năm 2012. Sứ mệnh do Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA dẫn đầu và có sự tham gia của gần 500 nhà khoa học từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới.

Curiosity khám phá miệng núi lửa Gale rộng 154 km và thu thập các mẫu đá, đất và không khí để phân tích trên tàu. Tàu thám hiểm này sử dụng một cánh tay khoảng 2 mét để thu thập và thiết đặt các dụng cụ gần những tảng đá được chọn để nghiên cứu.
Kích thước lớn của nó cho phép nó mang theo một bộ dụng cụ khoa học tiên tiến. Một trong số đó là Mars Hand Lens Imager (MAHLI), một loại máy ảnh tiên tiến mà các nhà địa chất thường mang theo khi đi thực địa.

Theo hình ảnh MAHLI được chụp vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 cho thấy các hiện vật đá hình cầu và giống như hoa, san hô trên bề mặt của miệng núi lửa Gale. Sau khi nghiên cứu sơ bộ, các nhà khoa học kết luận rằng những mẫu vật này được tạo ra từ xa xưa khi các khoáng chất do nước mang đến và làm kết dính đá.
Các thành viên của nhóm Curiosity cho biết: "Trước đây, Curiosity đã phát hiện ra một loạt các đặc điểm nhỏ tương tự hình thành khi chất lỏng khoáng hóa đi qua các ống dẫn trong đá".
"Hình ảnh về những đặc điểm như vậy đang giúp chúng tôi hiểu thêm về lịch sử lâu dài của nước lỏng trong miệng núi lửa Gale".

End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'