Khám phá

Tàu lượn khổng lồ kỳ dị của Đức trong chiến tranh Thế giới 2

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức quốc xã từng chế tạo một loại tàu lượn khổng lồ với mưu đồ tấn công nước Anh nhưng không thành.

Trại huấn luyện điệp viên tuyệt mật trong Thế chiến 2 / Chuyện các tội phạm trở thành anh hùng Liên Xô trong Thế chiến 2

Tính đến tháng 6/1940, Đức quốc xã đã chiếm phần lớn châu Âu, chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng của họ đã mang lại hiệu quả tối đa. Các cuộc tấn công bất ngờ quy mô lớn với tốc độ cao khiến đối phương không kịp trở tay. Sau khi chiếm nước Pháp, Hitler đã lên kế hoạch tấn công nước Anh.

tau luon khong lo ky di cua duc trong chien tranh the gioi 2 hinh anh 1

Những chiếc tàu lượn khổng lồ. Ảnh: Wikipedia.

Không quân Đức nhận nhiệm vụ làm tiêu hao sinh lực quân đội Anh bằng cuộc tập kích đường không quy mô lớn hàng đầu trong lịch sử. Hitler đã yêu cầu giới khoa học quân sự phát triển một loại phương tiện phục vụ cho chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng. Hitler muốn sử dụng một lực lượng 160.000 quân cùng vũ khí hạng nặng đổ bộ lên bờ biển Anh.

Các chiến thuật đánh chiếm thành công phần lớn châu Âu không thể áp dụng với nước Anh, khoảng cách 40 km giữa eo biển Anh-Pháp là một trở ngại vô cùng lớn cho kế hoạch tấn công chớp nhoáng vào nước này. Hải quân Đức không có lực lượng đủ mạnh để áp đảo Hải quân Hoàng gia Anh.

tau luon khong lo ky di cua duc trong chien tranh the gioi 2 hinh anh 2

Tàu lượn Me 321 là một ý tưởng táo bạo và cho thấy sức sáng tạo không giới hạn của các kỹ sư Đức quốc xã. Ảnh: Militaryfactory.

Những năm 1930, người Đức đã phát triển tàu lượn tấn công và đạt được những thành công nhất định. Các tàu lượn này phần lớn là loại nhỏ chỉ có thể chở theo tối đa 10-20 người lính. Nếu sử dụng những tàu lượn này sẽ không thể chở theo các vũ khí hạng nặng và quân số cần thiết.

 

Hitler đã yêu cầu nhà máy Messerschmitt chế tạo một loại tàu lượn lớn hơn nhằm phục vụ cho kế hoạch “Sư tử biển” táo bạo của ông ta, theo Military Factory. Điều ngạc nhiên là chỉ trong vòng 14 ngày, các nhà thiết kế đã hoàn thành bản vẽ mẫu tàu lượn lớn nhất trong lịch sử.

Mẫu tàu lượn được gọi là Messerschmitt Me 321 Gigant (phiên âm tiếng Đức có nghĩa là khổng lồ). Chiếc tàu lượn có chiều dài 28,15 m, sải cánh 55 m, cao 10,15 m. Tàu lượn cần có trọng lượng nhẹ để cất cánh trong khi vẫn phải đảm bảo độ chịu lực cần thiết. Các nhà thiết kế đã đưa ra giải pháp xây dựng kết cấu khung tàu lượn làm bằng thép và gỗ cực kỳ độc đáo.

Cấu trúc chính làm bằng các ống thép rỗng được gia cường bằng 22 thanh tạo khung ở mỗi cánh, các thanh xà dọc làm bằng gỗ bên ngoài phủ một lớp vải bọc đặc biệt dùng trong hàng không. Tàu lượn Me 321 có thể chở theo 120 binh lính với đầy đủ trang bị. Nó còn có thể chở theo xe tăng hạng nhẹ, pháo, xe vận tải các loại với tổng tải trọng lên đến 24 tấn.

tau luon khong lo ky di cua duc trong chien tranh the gioi 2 hinh anh 3

Từ ý tưởng tàu lượn, người ta đã lắp động cơ đưa nó trở thành chiếc máy bay vận tải lớn nhất trong thế chiến thứ 2. Ảnh: Militaryfactory.

 

Me 321 là một phương tiện vận chuyển khiến Hitler hài lòng và ông ta muốn có nó một cách nhanh chóng để tiến hành xâm lược nước Anh. Tuy nhiên, để đưa chiếc tàu lượn khổng lồ này lên trời thực sự là một thách thức lớn. Các máy bay thời đó không đủ sức mạnh để kéo nó lên không trung.

Các kỹ sư đưa ra giải pháp gắn thêm 4 tên lửa đẩy hai bên cánh nhằm tăng lực đẩy cho nó, trong khi 3 chiếc máy bay chiến đấu Bf 110 sẽ kết hợp kéo nó lên không trung. Việc điều phối hoạt động chung cho 3 máy bay cùng lúc rất khó khăn, đã có rất nhiều vụ va chạm và suýt va chạm giữa 3 chiếc Bf 110 khiến giải pháp này trở nên cực kỳ nguy hiểm.

Ý tưởng tiếp theo là ghép hai chiếc máy bay Heinkel He 111 thành một máy bay. Giải pháp này có vẻ kỳ dị nhưng lại tỏ ra hiệu quả. Nó đã thành công trong việc đưa chiếc tàu lượn khổng lồ lên không trung. Cuối cùng, người ta lại đưa ra giải pháp lắp động cơ cho chiếc tàu lượn. 6 động cơ cánh quạt Gnome-Rhone 14N-48/49 biến nó từ tàu lượn thành máy bay vận tải lớn nhất trong thế chiến thứ hai. Biến thể này được gọi là Me 323.

Tàu lượn khổng lồ đã sẵn sàng cho cuộc xâm lược nước Anh nhưng sự kháng cự mạnh mẽ của Không quân Hoàng gia buộc Hitler phải xem xét lại kế hoạch. Chiến dịch Sư tử biển bị hủy bỏ vào tháng 9/1940. Đức quốc xã đã sử dụng tàu lượn Gigant trong cuộc xâm lược Liên Xô. Khoảng 200 chiếc đã được sản xuất trong giai đoạn 1940-1942.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm