Khám phá

Tây Du Ký 1986: Giải mã bí mật ẩn sau phương pháp bắt mạch bằng tơ của Tôn Ngộ Không

Nhiều người cho rằng cảnh bắt mạch bằng tơ là hư cấu nhưng thực tế ở Trung Quốc từ lâu đã tồn lại loại y pháp kì diệu này.

Tây Du Ký: Tại sao trên đầu Quan Âm Bồ Tát luôn có một bức tượng Phật? Đó là ai? / Giải mã bí ẩn về ngôi chùa Đường Tăng ẩn náu khi đi Tây Thiên, lộ sự thật Tây Du Ký giấu khán giả bấy lâu

Trong tập phim đi qua nước Chu Tử của Tây Du Ký 1986 có một phân đoạn đặc sắc, đó là cảnh Tôn Ngộ Không bắt mạch qua sợi tơ cho quốc vương nước này, sau đó có thể chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc một cách chính xác. Nhiều người lầm tưởng rằng Tôn Ngộ Không sử dụng phép thuật nhưng trên thực tế, việc bắt mạch qua sợi tơ đã tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.

Vua nước Chu Tử bệnh nặng

Trước tiên phải quay ngược lại hoàn cảnh dẫn đến cảnh phim đặc sắc này. Vua nước Chu Tử bệnh nặng, thái y giỏi nhất nước cũng bó tay nên ngài liền tuyên bố sẽ chia đôi giang sơn cho người trị khỏi bệnh cho mình. Ngộ Không thấy tờ cáo thị có nội dung như vậy liền làm phép để nó rơi vào tay Trư Bát Giới, kết cục cả 4 thầy trò đã cùng nhau vào cung xem bệnh cho quốc vương. Ban đầu nhà vua sợ hãi đến mức ngã nhào xuống đất vì ngoại hình dị hợm và tính cách thô lỗ của 3 đồ đệ Đường Tăng. Tuy nhiên vì tình hình bệnh nghiêm trọng nên không còn cách nào khác ngoài việc phải để họ xem bệnh cho mình.

soito3

soito1
Ngộ Không dùng "huyền ty bắt mạch" để chẩn bệnh cho nhà vua

Tôn Ngộ Không dùng 3 sợi kim tuyến, một đầu buộc vào tay trái, bộ thốn, bộ quan, một đầu do hắn cầm. Chỉ với 3 sợi đây đó, đại đồ đệ của Đường Tăng đã có thể kết luận vua bị chứng “song điểu thất quần”, đau khổ vì mất vợ nên sinh bệnh. Từ đó cũng nhanh chóng tìm được phương thuốc chữa khỏi cho ngài.

Phương pháp này tồn tại lâu đời ở Trung Quốc

Ngoài đời, phương pháp bắt mạch bằng sợi chỉ được gọi là “huyền ty bắt mạch” hay còn được gọi là chướng nhãn pháp trong cuốn “Cổ đại y học tuyệt kỹ: Huyền ty bắt mạch”. Việc dùng sợi tơ chỉ là hành động giả, người thăm khám thực chất dùng việc tu luyện để cảm nhận và chẩn bệnh. Do đó phải là những vị danh y lỗi lạc mới có thể dùng phương pháp này. Ngoài ra, bắt mạch bằng tơ được sử dụng để tránh cho thái y và phi tần tiếp xúc cơ thể, thể hiện sự tôn trọng với hoàng gia trong văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm