Tây Du Ký: Điều gì quyết định thầy trò Đường Tăng chỉ có hai người thành Phật?
Sau khi hoàn tất việc lấy chân kinh và đưa về Đông Thổ, thì đây cúng chính là lúc năm thầy trò quy vị.
Bạch Long Mã
Là con ngựa cưỡi của Đường Tăng, được phong là Bát Bộ Thiên Long. Trên suốt chặn đường tu hành, đi lấy chân kinh. Tuy trải qua những vất vả, gian lao khổ hạnh, cực nhọc lên xuống nhưng gần như Bạch Long Mã chẳng cần phải tu hành trên phương diện tâm tính như bốn thầy trò Đường Tăng. Bạch Long Mã giống như những người già, chỉ có thể vô rừng sâu, cam chịu cực khổ, chấp nhận gian nan của môi trường mà từ từ tích lũy để tu lên. Tu luyện chậm rãi, nhưng kết quả cũng không cao, đến cuối vẫn là không thể thoát khỏi tam giới.
Sa Tăng
Với tính tình siêng năng lại cần mẫn nhưng tính cách ba phải, không dám đấu chống lại những thói xấu của Trư Bát Giới. Cũng như thấy bất bình khi bị sư phụ trách mắng oan uổng (tài hồi 27) dù biết trong lòng là sư huynh không sai nhưng cuối cùng vẫn để Đường Tăng đuổi Ngộ Không đi.
Căn cơ ngộ tính có hạn, nhưng lại kiên trì quyết tâm tu luyện. Không than thỏ hay oán trách bất cứ điều gì cuối cùng quả vị được phong làm La Hán Chính Quả.
Trư Bát Giới
Còn có cái tên là Ngộ Năng, chính là cái tên mà Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho Bát Giới. Có ý nghĩa sâu xa là :”con lợn (tái sinh) nhận ra, ngộ ra khả năng và năng lực của mình đang ở đâu”. Bát Giới có hình hài như một quái vật gớm ghiếc, "nửa lợn, nửa người". Là nhân vật giữ hình tượng biểu hiện cho dục vọng, ham muốn của con người. Thế nên ở Bát Giới ta có thể thấy cái tính ham sắc, ham ăn, ham ngủ, lười biếng,... Có cơ hội tu luyện tâm tính nhưng lại lười biếng, bản tính u mê không thoát ra được, itinhs tình luôn đố kỵ hơn thua với Ngộ Không. Thế nên không tu hành được cao, quả vị chỉ có thể là Tịnh Đàn Sứ Giả cũng không có gì lạ.
Tôn Ngộ Không
Sinh ra từ một hòn đá hấp thụ linh khí của đất trời, tu hành bởi một đạo sĩ Đạo giáo nên đã đạt những quyền năng phép thuật siêu nhiên. Nhưng cũng bởi tính khí cao ngạo, ương ngạch không chịu lắng nghe và luôn ngỗ ngược nên cuối cùng phải đấu với nhà trời và trải qua khổ nạn để đưa Đường Tăng đi lấy chân kinh.
Sau khi gặp được Đường Tăng, Tôn Ngộ Không cuối cùng cũng dần dần cởi bỏ được tính tình ngông cuồng, hiếu thắng của mình. Trong suốt quá trình đi lấy chân kinh, tu hành đều ngộ ra rất nhanh. Không u mê bất chấp như Đường Tăng cũng không ham muốn sân si như Bát Giới. Chỉ cần nhìn qua cũng phân biệt thiện ác tốt xấu, một lòng hướng về Tây Thiên.
5 thầy trò Tam Tạng đại diện cho Thân, Tâm, Tình, Tính, Ý. Trong đó, Tôn Ngộ Không chính là đại diện cho Tâm, cái tâm của người tu hành. Vì đại diện cho cái tâm, mỗi chi tiết về Tôn Ngộ Không đều mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc về tâm con người. Cuối cùng, khi đã thu lại cái tính cách kiêu ngạo, khiêm tốn hơn thì cũng được quả vị là Đấu Chiến Thắng Phật.
Đường Tăng
Đường Tăng tượng trưng cho thứ đứng đầu trong Ngũ vị nhất thể, đó là Thân. Bởi lẽ Tam Tạng là cái Thân, nên chính kiến của bản thân còn phụ thuộc vào sự tranh đấu giữa Tâm (Tôn Hành Giả) và Tình (Trư Bát Giới).
Có căn cơ tốt, thân thế lại rõ ràng nhưng ông lại mê mờ rất sâu, cũng bởi cái tâm lương thiện không phân biệt thật giả thiện ấc mà nhiều lần làm hại Ngộ Không khổ sở lên xuống để đi tìm cách giải cứu sư phụ mình. Cái mê mờ ấy âu cũng là một cái khổ hạnh của Đường Tăng. Cái gì cũng không biết, không rõ, không thấu chỉ có thể dùng hết tâm tư, một mình chuyên chú vào việc tu hành.
Dù trong quá trình đi lấy chân kinh, trải qua 81 kiếp nạn để đến Tây Thiên xa xăm nhưng cuối cùng khổ nạn ấy cũng có thể vượt qua, viên mãn với quá trình tu hành, được phong quả vị là Chiên Đàn Công Đức Phật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?