Khám phá

Tây Du Ký: Linh Sơn và Thiên Đình giao chiến, bên nào sẽ chiến thắng?

Phật và Đạo được coi là hai giáo phái mạnh nhất trong Tây Du Ký, nhưng giả sử Linh Sơn và Thiên Đình xảy ra giao chiến, giáo phái nào mới là bên sẽ giành thắng lợi.

Nếu Linh Sơn và Thiên Đình giao chiến thì bên nào sẽ giành được chiến thắng?

Trong thế giới Tây Du, dù là người xuất thân từ Đạo giáo, đứng đầu Thiên Đình, cai quản Tam Giới nhưng Ngọc Đế vẫn luôn cố gắng thắt chặt mối giao hảo với Linh Sơn Phật giáo.

Thiên Đình không chỉ nhờ Phật Tổ thu phục Tôn Ngộ Không, mà còn ra sức ủng hộ kế hoạch "truyền kinh Đông thổ" của Linh Sơn.

Thế giới hiện thực biến đổi như mây gió, cũng như câu nói "Thế cục thiên hạ, hợp rồi tất tan, tan rồi tất hợp". Trong thế giới của các thần tiên bồ tát cũng không phải ngoại lệ. Thế lực của Phật giáo không ngừng lớn mạnh, giả sử đến một ngày Linh Sơn và Thiên Đình xảy ra mâu thuẫn xung đột, khơi dậy binh đao, vậy bên nào sẽ có khả năng giành chiến thắng?

Thiên Đình Đạo Giáo

Trước tiên chúng ta hãy cùng điểm qua thực lực của Thiên Đình. Phía trên 33 cõi trời còn có Tam Thanh gồm Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thượng Lão Quân và Linh Bảo Thiên Tôn. Mặc dù ba vị Thượng Cổ Thiên Tôn rất ít khi lộ diện trong Tây Du Ký, nhưng thực lực của họ đã được khẳng định qua rất nhiều những điển tích. Thái Thượng Lão Quân còn được coi là "thợ rèn" số một Tam Giới, ông sẽ không ngừng tạo ra những pháp bảo, thần binh nếu thực sự xảy ra binh biến.

Ngoài ra Thiên Đình còn có Tứ Ngự là Bắc Cực Tử Vi, Nam Cực Trường Sinh, Câu Trần Thiên Hoàng và Thừa Thiên Thổ Hoàng. Họ có trong tay binh mã của Địa Phủ và cả Yêu tộc, có thể điều động xuất chiến bất cứ lúc nào.

Ở những tầng giữa và thấp hơn, Thiên Đình có Cửu Diệu, Thập Đô và 10 vạn Thiên binh Thiên tướng.

Linh Sơn đất Phật.

Tiếp đến là thực lực bên phía Linh Sơn. Đằng sau Như Lai Phật Tổ còn có ba vị Đại Phật, họ là Nhiên Đăng Thượng Cổ Phật, Dược Sư Lưu Li Phật và Đông Lai Phật Tổ.

Trong Tây Du Ký, Nhiên Đăng Cổ Phật từng đến Đâu Suất Cung cùng Thái Thượng Lão Quân giao lưu đàm đạo. Do đó có thể thấy hai nhân vật này thực lực tương đương nhau, tu vi có thể phát sinh cộng hưởng nên mới có thể cùng nhau thảo luận. Đúng như cái gọi là "Vật phân chủng loại, người phân nhóm", Nhiên Đăng, Lưu Li và Đông Lai cùng với Tam Thanh của Thiên Đình hoàn toàn không phân cao thấp.

Thuộc tầng cấp cao ở Linh Sơn còn có nhóm Thất Phật Chi Sư gồm Quan Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Địa Tàng Vương Bồ Tát.

Địa Tàng Vương Bồ Tát cùng với Hậu Thổ Nương Nương cùng nắm đại quyền dưới Âm Phủ. Thực lực của Quan Âm, Văn Thù và Phổ Hiền hoàn toàn không thua kém Thiên Đình Tứ Ngự.

Ngoài ra ở những tầng cấp bên dưới của Linh Sơn còn có Tứ Đại Kim Cang, 500 La Hán và vô số Yết Đế, chắc chắn sẽ hình thành thế giằng co khi đối đầu với Cửu Diệu, Thập Đô và 10 vạn Thiên binh Thiên tướng của Thiên Đình.

Một ngày ở Linh Sơn bằng ngàn năm ở hạ giới.

Phân tích như vậy, nếu Linh Sơn và Thiên Đình xảy ra giao chiến thì chắc chắn rất khó phân ai thắng ai bại. Tuy nhiên Như Lai Phật Tổ từng phát hiện ra một bí mật, Nếu Linh Sơn triển khai chiến thuật đánh lâu dài, Thiên Đình tất sẽ bại.

Như Lai từng nói: "Bảy ngày ở Linh Sơn bằng mấy nghìn năm ở trần thế. Không biết bên đó (ám chỉ Đại Bàng Tinh) đã sát hại bao nhiêu sinh linh rồi, các vị Bồ Tát màu cùng ta đi thu phục hắn".

Thì ra thời gian ở nơi đặc biệt như Linh Sơn lại ẩn chứa huyền cơ như vậy. Ở Thiên Đình một ngày tương đương với một năm ở trần thế, vậy mà ở Linh Sơn thời gian còn trôi chậm hơn, một ngày ở đây bằng nghìn năm ở dương trần.

Chính vì lý do này nên chỉ trong thời kỳ nhà Đường ở trần thế mà thế lực của Linh Sơn có thể bắt kịp Thiên Đình, cũng là bởi thời gian tu luyện của Phật môn nhiều hơn bất kỳ một trường Đạo nào.

Vậy nên giả sử Linh Sơn và Thiên Đình khai chiến, hai bên kẻ tám lạng người nửa cân, không phân cao thấp.

Theo Hoa Anh Thịnh/Đời Sống & Pháp Luật

loading...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo