Tây Du Ký: Vì sao Tôn Ngộ Không thường mặc quần áo có miếng da hổ?
Tôn Ngộ Không xuất thân là một con khỉ sinh ra từ tảng đá Tiên hấp thụ linh khí của trời đất và tinh hoa của nhật nguyệt, theo Bồ Đề Lão Tổ giải thích, đó là do "Trời Đất sinh ra". Sau này, với bản tính nghịch ngợm và không sợ bất cứ điều gì, Tôn Ngộ Không xuống Đông hải, đoạt lấy Như Ý Kim Cô Bổng (Định Hải Thần Châm) và một bộ khuê giáp.
Tôn Ngộ Không mạnh đến mức có thể đánh bại Lý Thiên Vương, Na Tra và Cự Linh Thần, đại náo toàn bộ thiên cung. Thấy vậy, Ngọc Hoàng đành phải nhờ tới Phật Tổ ra tay giúp đỡ, thành công chế ngự được "con khỉ đá". Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn 500 năm cho đến khi được Đường Tăng đi qua cứu thoát.
Sau khi rời khỏi ngọn núi đã đè nặng lên thân mình suốt mấy trăm năm, Tôn Ngộ Không một lòng đi theo Đường Tam Tạng đến Tây Thiên thỉnh kinh. Chướng ngại vật đầu tiên mà hai thầy trò gặp phải chính là một con hổ trong núi, thấy sư phụ kêu cứu, Tôn Ngộ Không xuất hiện và nói: "Bảo bối gậy Như Ý 500 năm nay chưa được dùng, mi chính là kẻ nạp mạng đầu tiên!"
Giết chết con hổ lớn, Tôn Ngộ Không liền lột da và mang theo bên mình. Trong hôm đó, Đường Tăng thức cả đêm để may thành chiếc áo choàng cho đồ đệ. Không chỉ là một món đồ trang trí trên người thông thường, có nhiều khán giả cho rằng, mảnh da hổ này mang nhiều lớp nghĩa hơn thế.
Từ xa xưa, hổ luôn được coi là chúa sơn lâm, tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Vì thế, qua việc đánh bại con hổ và mặc da hổ lên người, nhân vật Tôn Ngộ Không được hiểu rằng đã đánh bại một sức mạnh to lớn, làm chủ được tự nhiên. Xứng đáng với danh hiệu "Tề Thiên Đại Thánh".
Trên một khía cạnh khác, có người cho rằng hình tượng Tôn Ngộ Không được mô phỏng theo một vị thần trong đạo của người Ấn Độ. Vị thần này được miêu tả có tính cách hung dữ, nhiều tay chân, biết dùng tất cả các loại vũ khí và khoác trên hông một tấm da hổ. Vị thần này tài giỏi, thông minh và được coi như thần bảo hộ cho con người.
Tấm da hổ trên người Tôn Ngộ Không xuất hiện khá thường xuyên, từ khi bắt đầu hành trình đi cùng Đường Tăng đến tận gần cuối chặng đường. Sau này, trong các tác phẩm văn hóa khác như phim ảnh hay trong văn học, hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không cũng được miêu tả gắn liền với tấm da hổ khoác trên người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính