Khám phá

Tên lửa sắp đâm vào Mặt Trăng là của Trung Quốc, tốc độ 9.000 km/h: Phơi bày góc khuất

Phần tên lửa này nặng 4 tấn.

Tên lửa năng lượng hạt nhân có thể đưa người lên Sao Hỏa trong thời gian kỷ lục / "Thị trấn nghĩa địa" tên lửa hạt nhân ở Ba Lan

'Giải oan' cho Spacex

Cách đây nhiều ngày, báo chí nước ngoài thông tin sự việc: Tên lửa cũ của Công ty SpaceX (Mỹ) của tỷ phú Elon Musk sẽ đâm vào Mặt Trăng. Thông tin do nhà thiên văn học Bill Gray - một chuyên gia về hành tinh người Mỹ - cung cấp. Ông xác nhận rằng vụ va chạm "không chủ ý" đầu tiên của một vật thể nhân tạo với bề mặt Mặt Trăng dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 4/3/2022.

Tuy nhiên, mới đây, ông Bill Gray đã thừa nhận sai lầm của mình và có bài đăng đính chính thông tin. Nội dung như sau:

Phần còn lại của tên lửa sẽ đâm xuống bề mặt Mặt Trăng vào ngày 4/3/2022 là của tên lửa Long March 3C do cơ quan vũ trụ Trung Quốc phóng chứ không phải là một chiếc Falcon 9 cũ của SpaceX 9 từng được phóng vào năm 2015 như dự đoán.

Phần còn lại của tên lửa có tên là [đây là động cơ phụ trợ của tên lửa Long March 3C (Trường Chinh 3C) thực hiện sứ mệnh phóng Chang'e 5-T1] được phóng vào vũ trụ tháng 10/2014 trong khuôn khổ chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Cơ quan vũ trụ Trung Quốc, tờ The Guardian (Anh) thông tin.

Tên lửa sắp đâm vào Mặt Trăng là của Trung Quốc, tốc độ 9.000 km/h: Phơi bày góc khuất - Ảnh 1.

Tên lửa Long March 3 C (Trường Chinh 3C) tiến lên Mặt trăng năm 2014. Ảnh: Getty Images

2014-065B nặng bằng một con voi châu Á, sẽ tấn công bề mặt phía xa của Mặt trăng vào ngày 4 tháng 3, SCMP đưa tin.

Thừa nhận sai sót, nhà thiên văn học Bill Gray nói rằng phần tên lửa 2014-065B nặng 4 tấn của Trung Quốc sẽ đâm vào vùng tối của Mặt trăng vào ngày 4 tháng 3 với tốc độ hơn 9.000 km/giờ (tương đương 2.500 mét/giây), và có khả năng tạo ra một hố va chạm đường kính 20 mét.

Bill Gray cũng cho biết, tầng trên của tên lửa Falcon 9 do SpaceX phóng năm 2015, bị bỏ rơi sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trong quá trình 'hỗn loạn' của nó đã có một chuyến bay gần Mặt trăng vào tháng 1/2022. Do đó, khiến chuyên gia này hiểu nhầm là nó sẽ đâm vào Mặt trăng.

Bill Gray là tác giả của phần mềm Project Pluto được sử dụng để tính toán quỹ đạo của các tiểu hành tinh và các vật thể khác trong không gian. Project Pluto cũng được dùng trong các chương trình quan sát không gian; theo dõi các vật thể gần Trái đất do NASA tài trợ.

Vào cuối tháng 1/2022, NASA thông báo, họ sẽ theo dõi sự kiện Trung Quốc cho tên lửa đâm vào Mặt Trăng và sẽ quan sát miệng hố va chạm được hình thành bởi vụ nổ của vật thể này (2014-065B), nhờ vào tàu thăm dò của NASA quay quanh Mặt trăng có tên Tàu quỹ đạo do thám Mặt trăng (LRO).

 

Phơ bày góc khuất

Mặt trăng thường xuyên bị va đập với các vật thể lớn hơn di chuyển với tốc độ 10-20km mỗi giây - do đó bề mặt vệ tinh Trái đất này có nhiều miệng hố va chạm, chuyên gia vũ trụ nhận định.

Vì Mặt trăng không có bầu khí quyển riêng để đốt cháy một vật thể rơi tự do như Trái đất, nên các nhà thiên văn học nghĩ rằng sẽ có một tác động nhất định từ 2014-065B nặng 4 tấn, lao đi với tốc độ 9.000 km/giờ (tương đương 2.500 m/giây).

Tên lửa sắp đâm vào Mặt Trăng là của Trung Quốc, tốc độ 9.000 km/h: Phơi bày góc khuất - Ảnh 3.

Những miệng hố va chạm khổng lồ trên Mặt trăng. Ảnh: NASA.

Các nhà thiên văn học cho biết việc nhầm lẫn vật thể va chạm vào bề mặt Mặt Trăng lần này làm nổi bật góc khuất cũng như những khó khăn của việc theo dõi không gian sâu.

Cụ thể, theo nhà thiên văn học Jonathan McDowell nhận định, Mặt trăng có thể chịu được những tác động lớn hơn nhiều, nhưng việc vật thể bị xác định nhầm là tên lửa SpaceX cho thấy thách thức trong việc theo dõi rác vũ trụ. Xa hơn là việc theo dõi không chính các vật thể (thiên thạch, tiểu hành tinh...) khi chúng tiếp cận Trái đất.

 

Trung Quốc là quốc gia đã để rất nhiều phần của tên lửa rơi không kiểm soát xuống Trái đất. Lần gần đây nhất xảy ra vào tháng 5/2021 khi phần lõi tên lửa Trường Chinh 5B, nặng 20 tấn rơi không kiểm soát xuống hành tinh chúng ta. Rất may là phần lõi này rơi xuống vùng biển Ấn Độ Dương không người ở, không gây thiệt hại gì về người và của.

Vào hồi tháng 5/2020, các mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B khác của Trung Quốc đã trút xuống ít nhất hai ngôi làng dọc Bờ Biển Ngà của châu Phi. Các thanh kim loại dài được cho là đã làm hư hại một số tòa nhà ở Bờ Biển Ngà, may mắn không có thương vong nào được báo cáo.

Trường Chinh 5B hiện là loại mạnh nhất trong dòng tên lửa Trường Chinh của nước này. Tổng chiều dài của tên lửa là 53,7 mét, chiều rộng là 5 mét, và trọng lượng cất cánh là 849 tấn (riêng tầng lõi của nó nặng khoảng 20 tấn). Tính đến nay, Trường Chinh 5B là tên lửa vũ trụ (tên lửa đẩy) lớn nhất và nặng nhất từng được chế tạo ở Trung Quốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm