Tết Trung thu và muôn vàn câu hỏi của người Việt
Một mùa Trung thu nữa sắp đến. Hãy cùng nhau tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa trọn vẹn của Tết Trung thu và lý do tại sao ngày tết này lại diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch.
15 loài động vật có vẻ ngoài kỳ quái nhất thế giới / Đội quân của Thành Cát Tư Hãn từng bị kìm hãm bởi một sức mạnh to lớn
Tháng 7 “cô hồn” với vô số những điều nhiều người nghĩ là kiêng kỵ vừa kết thúc, người Việt lại đang đón Tết Trung thudiễn ra vào rằm tháng 8 hằng năm.
Theo phong tục nước ta và một số nước khu vực Đông Á, Tết Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình được quây quần bên nhau, người lớn ngắm trăng, thưởng thức bánh trung thu và uống trà, con nít rủ nhau đi xem múa lân, rước đèn, cùng nhau chờ đợi chú Cuội, chị Hằng xuống phá cỗ...
![]() Đèn lồng là món quà đứa trẻ nào cũng mong có được để cùng chúng bạn vui hội trăng Rằm. Ảnh: Thùy Dương. |
Có người nói, Tết Trung thu là một nét văn hóa của người Trung Hoa xưa, du nhập vào nước ta. Người khác lại khẳng định chính nền văn minh lúa nước của Việt Nam mới là cái nôi tạo ra Tết Trung thu. Mặc dù ai cũng có những lập luận riêng để khẳng định mình đúng, họ kể về Hằng Nga, Hậu Nghệ, kể về chuyến lên cung trăng của vua Đường Minh Hoàng, hay sự tích chú Cuội ngồi gốc cây đa… thì đến tận ngày nay, vẫn chưa có ai xác minh được nguồn gốc thật sự của Tết Trung thu.
Mà cũng có thể người ta vốn không còn đặt nặng việc phải tìm bằng được câu trả lời cho câu hỏi “Tết Trung thu có từ lúc nào và đến từ đâu?” nữa. Bởi, sau hàng nghìn năm xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước, người Việt Nam đã có cho riêng mình một cái Tết Trung thu đậm đà bản sắc dân tộc, nét đẹp truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thuần Việt.
![]() Múa lân trong đêm Trung thu được xem là giúp người dân xua đi mọi xui xẻo để đón những điều tốt lành. Người ngoài Bắc gọi là múa sư tử, người trong Nam gọi là múa lân. Ảnh: Phạm Hữu Thạc sĩ Dương Hoàng Lộc, Giảng viên bộ môn Văn hóa dân gian, khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết: “Theo ông bà ta từ xưa đến nay thì trong một năm sẽ có bốn cái tết cổ truyền quan trọng, tương ứng với bốn mùa. Mùa Xuân là Tết Nguyên đán, mùa Hạ có Tết Đoan ngọ, mùa Thu có Tết Trung thu và cuối cùng là Tết Hạ nguyên vào mùa Đông”. Theo lời thạc sĩ Lộc, ba chữ “Tết Trung thu” đã thể hiện rõ thời gian diễn ra cái tết này chính là giữa mùa thu, cụ thể rơi vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Người xưa quan niệm mùa thu là mùa mát mẻ và có thời tiết đẹp nhất trong năm, trời cao xanh hơn, mặt trăng cũng sáng và to tròn nhất so với các đêm rằm. Tháng này công việc gieo trồng đã hoàn tất, mọi người chuẩn bị một mâm cỗ để cúng gia tiên, đến tối thì thảnh thơi uống rượu, vừa ngắm trăng vừa chiêm nghiệm và đưa ra những dự đoán về mùa màng năm tới. “Ở một nền văn minh lúa nước như chúng ta thì thời điểm này thích hợp để người nông dân ghi nhận, đánh dấu những biến đổi của thời tiết. Ví dụ thấy trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng màu xanh hoặc lục thì sẽ có thiên tai như nhiều sâu bọ phá hoại mùa màng, hạn hán hoặc lũ lụt…”, thạc sĩ phân tích.
|
Theo Thanh niên
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

‘Siêu cầu’ 19.300 tỷ sẽ kết nối 2 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam thay cho hầm vượt sông
Vì sao tổ tiên loài rắn mất chân sau hàng chục triệu năm tiến hóa?
CLIP: Cuộc chiến sinh tồn, đại bàng vàng đơn độc thách thức bầy sói giành mồi
CLIP: Hổ dữ đoạt mạng hươu trong chớp mắt
CLIP: Liều mạng vồ tê giác, sư tử suýt phải trả giá đắt

Việt Nam lại đón tin vui khi phát hiện trên 10 tấn vàng, 16 tấn bạc tại một số mỏ khoáng sản ở Trung Trung Bộ
Cột tin quảng cáo