Khám phá

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu được tổ chức vào dịp Rằm tháng Tám, là dịp được rất nhiều trẻ em mong đợi. Vậy nguồn gốc của Tết Trung thu từ đâu và có ý nghĩa như thế nào.

Độc đáo: Dựng nhà gỗ lớn giữa rừng, không dùng 1 cái đinh sắt / Mộ táng trong hang động núi lửa ở Đắk Nông

Nguồn gốc Tết Trung thu

Tết Trung thu là một nét đẹp văn hóa trong truyền thống dân tộc Việt. Đây cũng được xem là một trong những ngày lễ tết lớn trong dân gian.

Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những hoạt động đầu tiên về lễ hội này được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, văn bia chùa Đọi năm 1121từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

nguon goc, y nghia ngay tet trung thu hinh anh 1

Tết Trung thu được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám (15/8 Âm lịch). Đây là thời điểm mát mẻ, công việc mùa màng đã xong và chờ đợi mùa thu hoạch.

Có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

Ý nghĩa của Tết Trung thu

Vào ngày Tết Trung thu người người nhà nhà sửa biện mâm cỗ để cúng gia tiên. Tùy vào điều kiện từng gia đình có thể làm mâm cỗ mặn hoặc ngọt (thông thường là mâm cỗ ngọt với hoa quả, bánh kẹo). Không những vậy, trẻ con cũng được tụ tập rước đèn phá cỗ dưới đêm trăng.

Cứ vào dịp Tết Trung thu, các bạn nhỏ có thể tự làm những chiếc đèn ông sao, đèn hình các con thú, đèn lồng… và thắp nến bên trong để cùng đi rước đèn dưới đêm trăng. Mặc dù nhịp sống hiện đại ngày nay với việc học tập của các con, công việc của bố mẹ nên việc tự làm đèn đã ít còn nữa, thay vào đó các bạn nhỏ được bố mẹ cho những chiếc đèn đẹp và hiện đại hơn.

nguon goc, y nghia ngay tet trung thu hinh anh 2

Các bạn nhỏ sẽ được cùng nhau rước đèn dưới đêm trăng trung thu. Ảnh minh họa. IT.

Vào đúng đêm 15/8 Âm lịch, các bạn nhỏ sẽ được tụ tập lại cùng nhau mang những chiếc đèn với lung linh sắc màu, hình dáng đó cùng nhau đi khắp vùng để rước đèn dưới trăng. Đồng thời, các bạn nhỏ cũng được tham dự bữa tiệc liên hoan văn nghệ múa hát và phá cỗ trăng rằm. Đó thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của ông bà, bố mẹ, anh chị dành cho các bạn nhỏ, đồng thời giúp các bạn nhỏ tăng thêm sự giao lưu, tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ cũng chính vì thế Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên trong lòng người dân Việt. Mỗi người con dù đi ngược về xuôi thì vẫn luôn cố gắng về đoàn tụ cùng gia đình vào mỗi dịp trung thu về.

nguon goc, y nghia ngay tet trung thu hinh anh 3

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Ảnh I.T.

Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm