Thái cực quyền ngày nay có phải do Trương Tam Phong sáng tạo?
Rất nhiều người đã xem phim Thái cực Trương Tam Phong và có thể cho rằng Thái cực quyền là do Trương Tam Phong sáng tạo. Nhưng khi bắt đầu định tập thái cực người ta liền lạc vào mông lung. Bởi vì trước tiên đối mặt với một lựa chọn là luyện loại thái cực nào? Luyện Trần thức Thái cực quyền, Dương thị Thái cực quyền, Tôn thị Thái cực, Ngô thức Thái cực, Vũ thức Thái cực, Triệu Bảo Thái cực ... 24 thức giản hóa Thái cực, 48 thức Thái cực, 72 thức Thái cực... nhưng tuyệt nhiên không thấy ai nói đến “Trương Tam Phong Thái cực”.
Phải chăng việc “Trương Tam Phong tạo lập Thái cực” chỉ là truyền thuyết? Ngoài ra, một loạt danh xưng của Thái cực quyền ở trên có gì khác nhau?
Tương truyền chuyện Trương Tam Phong sáng tạo Thái cực có một điển tích như sau:
Một hôm, ông phát hiện một con rắn và một con chim hỷ thước đang đánh nhau. Lúc đó hỷ thước tấn công rắn, rắn dùng đuôi tấn công lại. Hỷ thước tấn công đuôi rắn thì rắn lại dùng đầu tấn công lại; hỷ thước tấn công giữa thân rắn thì cả đầu và đuôi rắn cùng phối hợp tấn công hỷ thước. Cuối cùng hỷ thước bị thất bại phải bỏ chạy.
Xem thấy trận đấu đó, Trương Tam Phong đã ngộ ra: Đạo lý thái cực có ở trong đó - tự nhiên, hài hòa, âm dương hỗ trợ nhau biến hóa. Do đó, Trương Tam Phong lấy triết lý Thái cực âm dương của đạo giáo làm thể, ngũ hành bát quái làm dụng, hà đồ và lạc thư làm kinh, bát quái với cửu cung làm vĩ, hợp thành Thái cực quyền thuật ngũ hành bát quái thập tam thức.
Nhưng thực tế, khởi nguyên của Thái cực quyền là từ đâu vẫn còn là điều chưa chắc chắn. Hiện tại có mấy truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc Thái cực quyền như Hứa Tuyên Bình thời Đường, Trương Tam Phong thời Tống, Trương Tam Phong thời Minh, Trần Vương Đình và Vương Tông Nhạc đời Thanh. Thêm nữa Trương Tam Phong là người của triều đại nào cũng có nhiều phiên bản truyền thuyết khác nhau.
Điều có thể khẳng định là Thái cực quyền không phải là do một người sáng tạo mà là các thế hệ không ngừng khai phát, đúc kết mà tạo ra.
Theo tiên sinh Đường Hào - một lão làng trong ngành nghiên cứu lịch sử võ thuật Trung Quốc thì Thái cực quyền có 2 nhánh lớn. Một nhánh kế thừa từ võ thuật của phái Võ Đang, chỉ truyền bí mật không truyền ra ngoài. Trong nhánh này duy có Triệu Bảo Thái cực quyền là truyền ra ngoài. Nhánh thứ hai lưu truyền sớm nhất ở dòng họ Trần thuộc vùng Trần Gia Câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam. Đây tức là Trần thị Thái Cực Quyền, người sáng tạo là võ thuật gia đời Thanh tên là Trần Vương Đình. Dần dần từ Trần thị Thái cực phát sinh ra các lưu phái Thái cực khác như Dương thức, Vũ thức, Ngô thức, Tôn thức.
Rồi lại đến những danh từ khác như 24 thức, 48 thức, 72 thức. Những tên này nghĩa là một bài thao luyện có bao nhiêu động tác. Thái cực quyền mấy trăm năm qua đời đời có truyền nhân, liên miên bất tuyệt, danh thủ xuất hiện hàng loạt, các lưu phái lần lượt xuất hiện.
Vậy thì học loại Thái cực quyền nào là tốt? Bất luận là lưu phái Thái cực quyền nào đều có thể cường kiện thân thể và dưỡng sinh. Chỉ là mỗi loại Thái cực lại có các đặc điểm riêng. Trần thị Thái cực tương đối cương mãnh, động tác tương đối phức tạp, tập y học, binh pháp, mỹ học và tinh tủy của vận động học.
Dương thị Thái cực là một trong những lưu phái Thái cực chủ yếu nhất, động tác tương đối nhu hòa, chiêu thức tương đối đơn giản, phương pháp luyện giản hóa. Nhưng đối với thủ pháp, nhãn pháp, bộ pháp, thân pháp lại yêu cầu khắt khe, phải thực hiện chính xác mới có hiệu quả tốt. Loại Thái cực này được đại chúng ưa chuộng, lưu truyền rộng nhất, thường thấy người ta luyện trong các công viên.
Ngô thức Thái cực do Dương thức Thái cực diễn biến mà thành. Đặc trưng của nó có thể khái quát là: chiên thức vừa phải chặt chẽ, an tĩnh tự nhiên; chiêu thức nghiêm mật, tinh tế mềm lỏng, phù hợp với lý luận thái cực âm dương.
Vũ thức Thái cực tập luyện nhằm cường thân, phòng thân, tu thân. Đặc điểm chủ yếu của nó là mong đạt Thái cực (nội hình) làm chủ để chuyển nội kình, lấy ý dẫn khí; tinh khí thần hợp nhất. Trong phái này, yêu cầu đối với chân và eo cực kỳ cao, lượng vận động tương đối lớn.
Tôn thị Thái cực lấy giá cao bộ hoạt làm đặc điểm, đặc điểm phong cách chủ yếu là: độc tác vừa phải chặt chẽ, giống như nước chảy mây bay, liên miên bất tuyệt.
Triệu Bảo Thái cực lấy cạnh tranh thực dụng, giá tử thuần thục tự nhiên làm đặc điểm. Phong cách truyền thống của phái này là thuần hậu trầm ổn, biến ảo khôn lường.
Theo Trần Vũ/Dân Việt
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Việt Nam có khúc gỗ quý niên đại hàng triệu năm, cứng ngang mã não, từng có cây được trả hơn 600 tỷ đồng
CLIP: Màn săn mồi tinh vi, cá sấu bắt gọn kền kền nhờ kỹ năng ngụy trang điêu luyện
Lý giải nguyên nhân vua chúa Trung Quốc cổ đại sử dụng áo quan bằng ngọc bích
Bộ tộc có tục tệ kinh hãi: Con trai phải uống tinh trùng mới được công nhận là người trưởng thành, bị tách ra khỏi mẹ từ 7 tuổi