Thâm cung cố sự: Những chuyện chưa kể về Từ Hi Thái hậu
2 sự kiện rùng rợn sau khi Từ Hi qua đời: Điềm trời báo trước? / Ông lão rao bán bức tranh được Từ Hi Thái hậu ngợi khen: Bảo tàng Cố cung quyết tâm mua bằng mọi giá
Dù hơn một thế kỷ đã trôi qua từ khi qua đời, Từ Hi Thái hậu vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi trái chiều tại Trung Quốc. Được xưng tụng là "lão Phật gia", Từ Hi Thái hậu nắm quyền cai trị nhà Thanh trong gần 5 thập kỷ.
Bà là một trong 3 người phụ nữ được xem là quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, cùng với Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã Hậu thời Hán.
Sinh ngày 29/11/1835, bà trở thành phi tần của hoàng đế Thanh Văn Tông Hàm Phong vào năm 1851, sau một đợt tuyển tú nữ. Năm 1856, bà hạ sinh con trai, người sau này trở thành hoàng đế Đồng Trị.
Bà tiếp tục sống cuộc đời cấm cung vương giả giữa lúc nhiều thách thức đang bủa vây Trung Hoa, đe dọa sự tồn tại của nhà Thanh.
Từ Hi Thái hậu qua đời cách đây hơn 112 năm. Ảnh:SCMP. |
Tuy nhiên, trong giai đoạn sau khi đã củng cố quyền lực ở triều đình, bà là người ủng hộ phong trào "tự cường" do một số trí thức phát động với những cải cách sâu rộng về quân sự, kinh tế, giúp đưa Trung Quốc từ một xã hội phong kiến tụt hậu trở thành một quốc gia hiện đại hơn trên vũ đài quốc tế.
Các nhà sử học cả trong và ngoài Trung Quốc đã dành nhiều công sức để đánh giá về công và tội của Từ Hi Thái hậu. Một số học giả cho rằng bà là một người phụ nữ độc ác, chuyên quyền, phải chịu trách nhiệm cho sự cáo chung của nhà Thanh. Một số người khác lại ca ngợi những thay đổi và cải cách mà bà mang lại cho Trung Quốc.
Từ Hi là người thích chưng diện. Ảnh: SCMP.
Vậy, cuộc sống xa hoa của Từ Hi đằng sau bốn bức tường của Tử Cấm Thành như thế nào?
Nhân kỷ niệm ngày mất của vị thái hậu, đội ngũSouth China Morning Postđã tìm hiểu về cuộc sống riêng của bà thông qua việc xem xét các bức ảnh, những bộ trang phục lộng lẫy cũng như nhiều món đồ cá nhân khác.
Họ đã khám phá một số câu chuyện về cuộc đời người phụ nữ quyền lực, bao gồm việc phá hủy và tái xây dựng một khu lăng mộ với một loạt đền đài, hành cung làm chốn yên nghỉ cuối cùng, diễn ra 12 năm trước khi Từ Hi qua đời.
Từ Hi là một người biết ăn mặcVị thái hậu nhà Thanh được biết đến là người thích ăn diện và cũng thích được chụp ảnh. Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh hiện lưu giữ hơn 100 bức ảnh chụp Từ Hi với hơn hơn 30 bộ trang phục khác nhau.
TheoSCMP, những bộ quần áo bằng lụa của bà được đính kết ngọc trai hảo hạng, còn vị thái hậu cài rất nhiều thứ trang sức, trâm ngọc, trâm vàng trên tóc.
Việc chuẩn bị đầu tóc cho bà mất rất nhiều thời gian. Một bộ dụng cụ làm tóc được dùng trong cung thường có 25 món để tạo kiểu tóc cho Từ Hi cũng như các phi tần.
Bộ dụng cụ làm tóc gồm rất nhiều món.Ảnh:SCMP. |
Để giành được sự ủng hộ của Từ Hi trong việc phát triển hệ thống đường sắt, Lý Hồng Chương, một đại thần có tư tưởng cải cách, đề nghị làm một tuyến đường sắt đặc biệt trong Tây Uyển, khu vườn ở phía tây Tử Cấm Thành.
Tây Uyển có hồ Bắc Hải và hồ Trung Nam Hải, là nơi mà Từ Hi thường sinh sống sau năm 1888.
Việc xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên trong hoàng cung tại Trung Quốc bắt đầu năm 1886 và hoàn thành năm 1888. Đoạn đường dài 1.510 m, xuất phát gần Nghi Loan Điện, nơi ở của Từ Hi ở Trung Nam Hải, và chạy đến Tĩnh Tâm Trai ở Bắc Hải, nơi vị thái hậu ăn uống.
Tuyến đường có một trạm dừng ở giữa ngay tại Tử Quang Các, nên được đặt tên là "đường sắt Tử Quang Các".
Để làm nổi bật quyền uy của vị thái hậu, các toa tàu được trang trí rèm che có màu sắc khác nhau: màu vàng tượng trưng cho Từ Hi và hoàng đế Quang Tự, màu đỏ cho các thành viên còn lại của hoàng tộc và màu xanh dương cho quan lại.
Không may là tuyến đường sắt này bị phá hủy bởi liên quân 8 nước vào năm 1900.
Tuyến đường sắt trước khi bị phá hủy. Ảnh:SCMP. |
Bên cạnh Ngự Thiện Phòng phục vụ cho các phi tần của hoàng đế, Từ Hi có một nhà bếp riêng được xây dựng bên trong Tử Cấm Thành, gọi là "Bếp Tây". Nhà bếp này được chia thành 5 phòng chuyên 5 loại món: món thịt, món chay, các món cơm - mì - bánh bao, món ăn vặt và món bánh ngọt.
Một bữa ăn của Từ Hi được phục dựng tại Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh.Ảnh:SCMP. |
Đội ngũ tại Bếp Tây có thể làm hơn 400 loại bánh ngọt, 4.000 món ăn, trong đó có những món sơn hào hải vị hiếm thấy như yến sào, vi cá và chân gấu.
Theo cuốnTừ Hi Thái hậucủa tác giả Từ Triệt, một học giả và chuyên gia về triều Thanh, mỗi bữa ăn của "lão Phật gia" có đến 120 món. Tuy nhiên, một số món bà chỉ ăn 2, 3 thìa vì sợ bị đầu độc.
Từ Hi thường cho phép các phi tần, quan lại và thái giám ăn đồ ăn còn thừa - một việc được coi là vinh dự lớn.
Tuy nhiên, thông tin rằng Từ Hi ăn hơn 150.000 quả táo một năm, tức hơn 400 quả một ngày, là không chính xác.
Nồi nấu lẩu, một món Từ Hi rất thích. Ảnh: SCMP.
Thực tế, bà không ăn chúng mà chỉ ngửi mùi.
Từ Hi cũng thích mùi hương của những loại trái cây khác như lê và đào. Trái cây sẽ được thay mới khi hương của chúng không còn nữa.
Chó của Từ Hi có nô tài hầu hạ riêngNuôi chó làm thú cưng là một sở thích phổ biến trong hoàng cung. Theo cuốnImperial Incensecủa Der Ling, con gái một quý tộc Mãn Châu và là một trong những tì nữ của Từ Hi, vị thái hậu có hơn 20 con chó và đặc biệt yêu quý một con thuộc giống chó Bắc Kinh (còn có tên khác là chó sư tử).
Thay vì nhốt chúng trong chuồng, Từ Hi để những con chó sống trong một căn nhà làm bằng tre với 4 thái giám túc trực chăm sóc.
Bà còn ra lệnh may rất nhiều quần áo cho những con thú cưng hàng năm. Quần áo được may từ vải satin và thêu những bông hoa cúc, hoa hải đường bằng chỉ lụa vàng.
Một bộ quần áo cho chó. Ảnh:SCMP. |
Từ Hi qua đời vào ngày 15/11/1908 tại Nghi Loan Điện, một ngày sau cái chết của hoàng đế Quang Tự. Đám tang bà được tổ chức một cách linh đình.
Các hoạt động tang lễ diễn ra liên tục trong 12 tháng. Một trong các nghi lễ là đốt một chiếc thuyền "vàng mã" khổng lồ vào ngày 30/8/1909. Con thuyền dài 72 m và rộng 7 m, làm bằng gỗ quý và được che phủ bằng loại lụa đắt đỏ. Trên thuyền, người ta đặt rất nhiều loại đồ mã như tháp, đình, phòng ốc cũng như hàng chục hình nhân người hầu với kích cỡ thật mặc quần áo thật.
Chiếc thuyền vàng mã trong đám tang Từ Hi. Ảnh:SCMP. |
Thuyền được đốt ở địa điểm gần cửa Tây của Tử Cấm Thành, được cho để giúp vị thái hậu có được cuộc sống tốt ở thế giới bên kia.
Theo một bài viết được Bảo tàng Cố Cung xuất bản năm 2002, bà được chôn cất cùng rất nhiều trang sức và các vật phẩm xa xỉ khác trị giá 1,2 triệu lạng bạc (thời đó, một lạng tương đương khoảng 37,8 gram bây giờ).
Bà được an táng tại Thanh Đông Lăng ở Tuân Hóa thuộc tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh khoảng 125 km về phía đông bắc, cùng 5 vị hoàng đế của nhà Thanh gồm Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong và Đồng Trị.
Từ Hi (ở giữa, cầm quạt) cùng một số phi tần và thái giám ở Di Hòa Viên. Ảnh:SCMP. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ