Thẩm định tượng gỗ cổ 600 năm được đấu giá, chuyên gia phát hiện bí mật ẩn bên trong, cả khán phòng cũng phải ồ lên bất ngờ
Bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam ở đâu? / Nhặt được bức tượng sắt hoen gỉ ở ven đường, mang về mở ra xem, chàng trai không giữ được bình tĩnh khi thấy thứ bên trong
Vào năm 2016, công ty đấu giá Mossgreen đã tổ chức một phiên đấu giá cổ vật tại Úc. Trong buổi đấu giá có một cổ vật đến từ Trung Quốc đã khiến cho mọi người vô cùng bất ngờ. Đó là một bức tượng điêu khắc vị La Hán bằng gỗ đã hơn 600 năm tuổi, được sản xuất vào thời nhà Minh.
Bức tượng La Hán với hai mắt nhắm hờ, biểu cảm nghiêm trang và còn giữ được nét nguyên bản cao
Khi buổi đấu giá đang diễn ra bình thường, một trong những chuyên gia chuyên nghiên cứu cổ vật châu Á có mặt đã bất ngờ phát hiện điểm "sai sai" của bức tượng. Người này đã phát hiện có một vết nứt nhỏ trên tác phẩm. Các nhà sưu tầm trước sở hữu bức tượng đều cho rằng vết nứt này là do hư hại do thời gian tạo ra mà thôi. Tuy nhiên, chuyên gia đã đặt nghi vấn nó có thể là do con người cố ý tạo nên.
Các chuyên gia đã sử dụng các dụng cụ và kỹ thuật chuyên ngành để cẩn thận dò xét bên trong. Và sự thật đã khiến tất cả mọi người vô cùng kinh ngạc. Bên trong bức tượng gỗ rỗng có chứa một tờ tiền được gấp vô cùng gọn, chỉ còn kích cỡ 1,5 cm. Tờ tiền ghi năm Hồng Vũ thứ 3, vậy có nghĩa nó được phát hành vào năm 1370. Nghiên cứu sau đó cho biết tờ tiền được đặt vào bức tượng sau thời điểm sản xuất khoảng 40 đến 50 năm.
Cận cảnh tờ tiền cổ được gấp siêu gọn bên trong đầu tượng
Mệnh giá tờ tiền là 1 quan, tương đương với 1.000 tiền đồng. Vào thời nhà Minh, đây là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất, đủ để cho một hộ gia đình bình thường sử dụng trong vài tháng. Qua phát hiện này, mọi người đều cho rằng nguồn cơn của nó là do một người đàn ông thời xưa đã giấu "quỹ đen" trong bức tượng.
Dù chưa thể chắc chắn 100%, câu chuyện một người đàn ông thời Minh giấu "quỹ đen" khiến dư luận vô cùng thích thú. Trong thời hiện đại ngày nay, đây đã là một hành vi quá đỗi quen thuộc của các ông chồng. Nhưng vào thời phong kiến theo xã hội phụ quyền, người phụ nữ có địa vị thấp hơn trong gia đình mà nam nhân vẫn phải lén lút giấu vợ mình cất giữ tiền riêng không khỏi khiến người ta ngạc nhiên.
Chủ nhân cổ xưa đã giấu "quỹ đen" trong tượng một cách tinh vi
Các chuyên gia cho rằng ngay cả khi đây chỉ đơn giản là tiền tiết kiệm của một ai đó thì cũng rất đáng trầm trồ vì chỗ giấu quá tài tình, đến mức hơn 6 thế kỷ sau mới có người phát hiện ra. Chủ nhân lúc đó của bức tượng đã nhét được tờ tiền vào bên trong một cách vô cùng điệu nghệ vì lỗ hổng rất nhỏ. Sau đó họ còn xử lý bề mặt để ngụy trang lại, không để người khác phát giác. Theo thời gian, chỗ gỗ đắp lại mới nứt vỡ và để lộ ra manh mối như vậy.
Ông Paul Sumner - giám đốc điều hành của nhà đấu giá Mossgreen cho biết: "Thật không dễ dàng nhìn thấy tờ tiền bởi nó bị gấp lại và che khuất gần hết".
Do trình độ sản xuất tiền giấy của người xưa còn lạc hậu, chất lượng của những tờ tiền thời nhà Minh còn lưu giữ lại được đến nay tương đối kém. Nhưng tờ tiền giấu trong tượng thì vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn vì được niêm phong gần như hoàn toàn. Vậy nên sau khi được phát hiện, đối với các nhà sưu tầm đồ cổ, nó còn có giá trị cao hơn cả bức tượng La Hán được đấu giá ban đầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm