Trong vòng vài giờ, hàng triệu người nghèo trên Trái đất sẽ được chữa khỏi bệnh nặng, bệnh mãn tính gây ra bởi kí sinh trùng như sốt rét, sán và giun đũa. Tuy nhiên sau đó là những hậu quả khôn lường.
Có hàng triệu kí sinh trùng khác nhau đang sống trong thế giới của chúng ta. Trong tiếng Hy Lạp “Parasitos” có nghĩa là “kẻ chuyên ăn tại bàn của người khác”. Chúng chuyên sống nhờ và hưởng lợi từ vật chủ đồng thời cũng là nạn nhân của mình. Không chỉ phong phú, phổ biến, đa dạng và quan trọng, 50% sinh vật trên Trái đất là các loài kí sinh. Không kể đến những loài phổ biến được chúng ta biết đến như tầm gửi, chấy rận, virus… thậm chí có những ký sinh trùng chim: Chim tu hú là phổ biến nhất nhờ thói quen táo bạo đẻ trứng vào tổ chim khác.
Cuộc sống có trở nên tốt đẹp hơn?
“Trong vòng vài giờ, hàng triệu người nghèo trên trái đất sẽ được chữa khỏi bệnh nặng, bệnh mãn tính gây ra bởi kí sinh trùng như sốt rét, sán và giun đũa. Mọi người có thể làm việc chăm chỉ hơn, tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Vật nuôi và cây trồng của họ cũng sẽ được khỏe mạnh” – Nhà Khảo sát Địa chất Mĩ Kevin Lafferty nói. Tuy nhiên niềm vui ấy sẽ không kéo dài lâu bởi ẩn họa những hậu quả khôn lường.
Mất kiểm soát hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch của con người luôn tiến hóa và phát triển qua thời gian để đối phó với sự lây nhiễm. Vì vậy, nếu khi còn trẻ, con người không tiếp xúc với ký sinh trùng và các bệnh khác thì hệ thống miễn dịch sẽ không phát triển đúng cách và ngược lại còn quay ra tấn công chính các cơ quan của cơ thể. Những người dù sống trong môi trường sạch sẽ vẫn bị dị ứng và các bệnh tự miễn có thể là một minh chứng cụ thể cho vấn đề này. Nếu không tiếp xúc với ký sinh trùng thậm chí cơ thể còn mắc phải nhiều bệnh hơn nữa.
Mất cân bằng sinh thái
“Hầu như tất cả các loài trên trái đất đều mang trong mình một kí sinh trùng” – Levi Morran, Đại học Emory, Georgia, Mĩ nói. Kí sinh trùng đóng một vai trò quan trong trong việc tiêu hủy, phân hủy của các loài. Nếu không có ký sinh trùng, các quần thể chỉ có thể phát nổ.
“Đó là một trong những điều con người chưa từng đối mặt trước đây và chúng ta sẽ phải giết rất nhiều “thứ” có nguy cơ phát nổ”, ông Levi nói thêm.
Những loài động vật khác có thể tăng nhanh về số lượng, thế chỗ cho những ký sinh trùng biến mất, đặc biệt là động vật ăn thịt. Xa hơn nữa, nó có thể kéo theo sự biến đổi của nhiều loài động, thực vật khác trên trái đất.
Đại dương sẽ trở thành một thảm dày màu xanh lá cây
Thay đổi mạnh mẽ nhất có lẽ sẽ diễn ra nơi đại dương, Luis Zaman, Đại học Washington, Seattle cho biết. Các vùng biển sẽ phủ dày bởi tảo và vi sinh vật khác nhờ năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Trực tiếp hoặc gián tiếp, chúng ăn tất cả các loài động vật biển.
Tất cả ký sinh trùng trong đại dương biến mất, có thể phá hủy hệ sinh thái biển. Một khoảng thời gian sau đó đại dương của chúng ta có thể trở thành một thảm thực vật hoặc một sa mạc cằn cỗi.
Các loài sẽ dừng tiến hóa
Không thể phủ nhận vai trò của ký sinh trùng trong sự tiến hóa của tất cả các loài hiện nay. Chính ký sinh trùng đã làm nên sự đa dạng của sự sống trên Trái đất.
Đó là vì vật chủ và ký sinh trùng luôn ở trong một cuộc chạy đua tiến hóa liên tục, thúc đẩy cả hai đến cái đích của sự sống sót hoặc ưu thế hơn. “Khi máy chủ và ký sinh trùng tương tác, đó là mảnh đất màu mỡ cho đồng tiến hóa” – Moran nói. Chính mối quan hệ đó đã làm nên những tiến hóa lịch sử của sự sống trên trái đất.
Mất cảm hứng, hấp dẫn về tình dục
Đuôi của một con công, cái bờm lớn của một con sử tử hay cái sừng lớn của một con ram đều là những đặc tính hấp dẫn tình dục của cá thể đực được cho là phát triển nhờ ký sinh trùng.
Ngoài việc thúc đẩy các khả năng khác, ký sinh trùng có thể là yếu tố chính thúc đẩy các quan hệ tình dục.
Một bằng chứng thực nghiệm cho thấy tình dục giúp cho các loài sống sót trước ký sinh trùng. Thí nghiệm năm 2011 của Morran cho thấy một loại vi khuẩn truyền nhiễm có thể giết sạch quần thể giun vô tính trong khi những con giun đã có quan hệ tình dục vẫn sống sót.
Vì vậy nếu ký sinh trùng giúp duy trì, phát triển các quan hệ tình dục, một khi biến mất vô tính sẽ trở nên phổ biến ở các loài.
Thay vì một nỗ lực loại bỏ ký sinh trùng khỏi thế giới của chúng ta, các nhà khoa học ngày nay lại cho rằng chúng ta nên bảo tồn chúng, như cách mà chúng ta đang bảo vệ các loài động vật có giá trị khác. Y học hiện đại đã đang tìm ra các phương pháp chữa những căn bệnh nan y ở người nhờ sử dụng ký sinh trùng.
Tuy nhiên sự sống của ký sinh trùng cũng đang bị đe dọa bởi những yếu tố khác như sự biến đổi khí hậu, ô nghiễm và tàn phá môi trường sống do con người gây nên.
Điều gì xảy ra nếu Mặt Trăng rơi xuống Trái Đất?
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vật thể lớn nhất chiếu sáng bầu trời đêm của chúng ta. Nó là nơi đầu tiên và cũng là duy nhất bên ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng tạo ra thủy triều trên Trái Đất.
Những đợt thủy triều có thể chính là động lực để sự sống đi từ đại dương lên đất liền. Lực kéo này cũng giữ Trái Đất khỏi đung đưa trên trục của nó, giúp thời tiết tương đối ổn định. Tóm lại, Mặt Trăng giúp Trái Đất trở thành một nơi dễ sống hơn.
Kế hoạch phá hủy Trái Đất của Mặt Trăng bằng cách đâm vào sẽ phá sản vào lúc nó tới giới hạn Roche. Bản thân Mặt Trăng sẽ tan vỡ, không bao giờ tới bề mặt Trái Đất.
Giới hạn Roche là gì?
Trong các thiên thể, đó là điểm khi trọng lực giữ cho vệ tinh liền một khối trở nên yếu hơn lực thủy triều đang xé toạc nó ra. Nói cách khác, Mặt Trăng chỉ có thể vào gần nhất là 18.470km từ hành tinh của chúng ta trước khi lực thủy triều làm nó vỡ tan thành nhiều mảnh.
Tất cả vết chân và cờ cắm của chúng ta bỏ lại trên Mặt Trăng, tất cả miệng núi lửa và thung lũng sẽ tan rã, chỉ còn đĩa mảnh vụn quay quanh xích đạo Trái Đất có đường kính 37.000km, khiến Trái Đất trở thành hành tinh thứ 2 trong Hệ Mặt Trời, sau sao Thổ có đĩa tròn đẹp đẽ này.
Khác biệt là đĩa của chúng ta sẽ không tồn tại lâu. Những mảnh vỡ của cựu vệ tinh, Mặt Trăng, sẽ rơi xuống Trái Đất. Cảnh tượng đó sẽ giống như hàng trăm nghìn thiên thạch băn phá chúng ta, quét sạch các thành phố, đô thị
Theo Châu Anh/Tiền phong