Thằn lằn đực ngụy trang để tránh bị ăn thịt
Kỳ lạ loài thằn lằn máu xanh ở New Guinea / CLIP: Lialis burtonis - Loài thằn lằn không chân thường bị nhầm là rắn
Để quá trình giao phối được hoàn thành và thuận lợi, những con thằn lằn đực này cần một khoảng thời gian ngắn để thay đổi màu sắc trên cơ thể mình sao cho thật giống với thằn lằn cái nhằm tránh bị tấn công.
Trong một phát hiện mới nhất của mình, PGS Scott Keogh-Viện sinh vật học, Đại học Quốc gia Úccho biết: “màu sắc của thằn lằn đực trưởng thành trông rất bắt mắt, do đó nó càng có ý thức về vùng lãnh địa của cá thể. Còn màu sắc của con cái thông thường là màu nâu nhạt. Vì vậy, con đực trưởng thành thường phải thay đổi cả màu sắc ở phần bụng và thân của mình.
Thằn lằn tự thay đổi màu sắc để tránh bị tấn công... |
Bởi nếu chúng chỉ là thay đổi màu sắc của phần lưng hoặchai bên, thì chúng rất dễ bị nhận ra là con đực. Ngón đòngiới tính này có thể nói là ưu thế cho loại thằn lằn đực trưởng thành trong mùa sinh sản. Nhưvậy chúng có thể sẽ được ở cùng với con cái suốt trong mùa sinh sản, có điều dù chúng nguỵ trang thế nào thì mùi hôi của chúng vẫn là mùi hôi của con đực.
Nhóm nghiên cứu của Scott Keogh đã ra cánh đồng hoang bắt một số thằn lằn nói trên, đồng thờiloại bỏ tất cả những phần liên quan đến giới tính của chúng.Sau đó gắn thẻ phân biệt kèm chất dịch có mùi của con cái lên con cái và con đực giả dạng con cái đặt phía trước các con thằn lằn đực điển hình. Các con đực điển hình này bèn dùng lưỡi liếm lên các thẻ có mùi hôi, thì các con cái đeo thẻ lập tức có những phản ứng riêng của nó,riêng các con đực giả dạng con cái thì không có những phản ứng đặc trưng này.
Do đó nhóm nghiên cứu cho rằng, con đực trưởng thành sẽ bị bề ngoài mê hoặc, nhưng không thể mê hoặc chúng bởi mùi hôi giới tính.
Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện những con đực giả dạng con cái này dùng hết tâm sức cố gắng “cắn cuống lưỡi” giữ một khoảng cách “ân ái” với những con đực điển hình,đề phòng con đực điển hình phát hiện ra bí mật của chúng. Các loài động vật khác, như loài cá chẳng hạn, thông thường cũng áp dụng ưu thế về giới tính này để nguỵ trang.
Loại nghiên cứu này lần đầu phát hiện ở động vật bò sát cũng có kiểu đánh lừa như thế, đồng thời ngoài nghiên cứu đặc biệt nhất này thì cũng phân tách được mối liên hệ của thị giác và khứu giác.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, không phải tất cả các con thằn lằn đực trưởng thành nào cũng biết sử dụng "kỹ xảo" tự nguỵ trang như thế này. Năng lực tự thay đổi màu sắc của thằn lằn rất mạnh, giới tính là một loại tránh chiến tranh của Thằn lằn mà biến sắc lại là sở trường của chúng khiến chúng được mệnh danh bằng một mỹ từ ”rồng biến sắc”.
Thay đổi màu sắc giống màu cây của thằn lằn khi ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua vùng khô, thì màu sắc toàn thân trở thành màu nhạt còn phần đầu và cổ của chúng sẽ trở thành màu đỏ, nếu chúng nhảy sang một nơi ẩm thấp thì màu đỏ trên đầu và cổ chúng sẽ dần biến mất, màu sắc toàn thân sẽ tối dần. Sự thay đổi màu sắc của Thằn lằn là một loại thay đổi của hành vi sinh lý không phải tuỳ tiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách