Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
Võ tướng nhà Tây Sơn được mệnh danh là 'Hậu Nghệ Việt Nam', xuất thân giàu có, có biệt tài chọn ngựa / Choáng váng trước sự lớn mạnh của lực lượng cảnh vệ, mật thám bảo vệ các hoàng đế Trung Hoa
Lịch sử phong kiến Việt Nam có 4 người được phong tặng danh hiệu “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Trong đó có Nguyễn Trực (1417 – 1474), nguyên quán ở làng Bối Khê, nay là thôn Song Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội).
Nguyễn Trực xuất tân trong một gia đình nghèo khó, thuở bé vừa chăn trâu cắt cỏ vừa học. Thế nhưng ông bộc lộ tài năng thiên bẩm từ khi còn rất nhỏ. 17 tuổi, Nguyễn Trực đỗ Giải nguyên kỳ thi Hương dưới thời vua Lê Thái Tông (năm 1434). Năm 25 tuổi, ông thi Đìnhh rồi đỗ Tiến sĩ Đệ nhất giáp (Trạng nguyên).
Như vậy, đây là người đầu tiên được vua Lê Thái Tông ban mũ áo, vinhquy về làng. Sau này, tên tuổi của ông cũng xuất hiện đầu tiên trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Đỗ đạt xong, Nguyễn Trực phải chịu tang cha, ông về quê một thời gian. Năm 1444, vua Lê Nhân Tông ban cho Nguyễn Trực chức “Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ Vu kỵ úy”. Nhưng chẳng bao lâu sau thì ông được vua gọi về triều ban chức “Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ”.
Không lâu sau chức này đổi lại thành “Thiếu trung khanh đại phu”, “Ngự sử Đài ngự sử thị Đô úy”. Bất ngờ là vị học sĩ này lại kiên quyết từ chối. Vua Lê Nhân Tông mất 3 lần ra sắc dụ mới khiến ông chịu nhận lời.
Không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, Nguyễn Trực còn rất có tiếng tăm ở Trung Quốc. Ông từng được cử làm Chánh sứ đến nhà Minh. Ông xin dự thi kỳ thi Đinh của nước bạn để thể hiện tài học của dân nước mình. Kết quả ngoài mong đợi, Nguyễn Trực đậu Bảng nhãn. Vua Minh thấy vậy liền thốt lên khen ngợi: “Đất nào cũng có nhân tài”.
Sau lần đó, khi về nước Nguyễn Trực được vua phong làm Thượng thư, ban thưởng 8 chữ vàng: “Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã” (công danh hai nước đều hoàn thành).
Năm 1454, mẹ của Nguyễn Trực qua đời, ông cáo quan về chịu tang. 3 năm sau, sứ nhà Minh đã đến mời ông về kinh thành, người này vô cùng thán phục tài văn chương của Nguyễn Trực. Tuy nhiên vị học sĩ đã dành trọn trái tim cho Việt Nam nên chọn ở lại. Còn vua Lê Nhân Tông thì sai người đến vẽ chân dung ông, để bên cạnh chỗ ngồi của vua, ý nói vua yêu quý không bao giờ quên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ghê sợ bộ lạc lấy tro cốt người đã khuất nấu súp, thiếu nữ 10 tuổi bị nhốt 1 tháng rồi phải trải qua nghi lễ trưởng thành hết sức đau đớn
Nước ta xuất hiện loài vật không mắt, không chân quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở Việt Nam
Ngôi chùa lớn nhất thế giới tọa lạc ở Việt Nam, tồn tại 1 loài sinh vật quý hiếm có khả năng phi thường
Con cá sấu lớn nhất thế giới khiến nhiều người khiếp sợ: 50 tuổi, dài hơn 6m và nặng khoảng 1 tấn
Bị rắn cắn, lão nông vác cuốc trả thù, chẳng ngờ đào được kho báu tầm cỡ quốc gia: Cảnh sát ập đến!
Bức ảnh phục dựng chân dung công chúa "cưng" của Hoàng đế Càn Long gây sốc